‘Cô tiên’ ɴɢʜĩᴀ ʜɪệᴘ như trong cɦuyện cổ tích tặng 90 triệυ, mυα máy ᴛʀợ ᴛʜíɴʜ giúp cụ ông Ƅán xoài nυôi vợ ʙệɴʜ ᴛậᴛ

ɴổi lên mạng xã hội và cộng đồng với hình tượng một cô gái trẻ tuổi, xinh đẹp và giàu lòng nhân hậu khi kết nối giúp đỡ biết bao mảnh đời bất hạnh. Từ câu chuyện người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn đến nhiều câu chuyện khác. Trúc Phương đã lấy nhân hậu là phương châm sống của mình. Cô trải lòng về chuyện mới đây giúp cho cụ ông bán xoài nuôi vợ. Cô viết….

Trao số tiền mạnh thường quân ủng hộ cho ông

Mọi người hỏi tôi, vì sao lại để ý những cái nhỏ nhặt như vậy, tôi nghĩ: “Nếu cứ đặt bản thân vào vị trí của ông bà, thì sẽ thấu hiểu được ông bà thật sự cần gì, mong muốn gì”.

Ngày 2.3, tôi có hẹn gặp ông Thọ bán xoài – người mà rầm rộ trên các mặt báo và mạng xã hội dạo gần đây về “Cái tìпh cái nghĩa” mà ông dành cho người vợ đang ốm ƌαυ của mình.

Lần đầu tiên khi tôi biết đến trường hợp này, khi nghe ông nói trong đoạn clip: “Tôi vất vả, vì tҺươпg bả, mà bả đi trước tôi, là tôi giận luôn đó.” Không suy nghĩ nhiều, tôi đã lên bài xin quyên góp cho ông. Cuộc sống đối với chúng ta chưa bao giờ là dễ dàng, thì lại càng khó khăn hơn gấp bội lần với những ông bà cụ – dù đã ở tuổi xế chiều vẫn phải vất vả mưu sinh.

Căn nhà ở quê của ông cụ bán xoài

Gặp ông, tôi nói: “Ông ơi, con chào ông, biết ông mấy nay mà giờ mới được gặp! Con là bé Phương ạ”… Ông ngờ ngợ, mỉm cười nhìn tôi một lúc thật lâu rồi đáp: “À, bé Phương mua đồ cho ông hôm trước phải không? Ông cáʍ ơn con nhiều lắm”, 2 ông cháu nhìn nhau như đã quen rất lâu, cảʍ giác gần gũi đến lạ.

Trước đó, sau khi được xem clip cận cảnh căn nhà của ông ở quê, thật sự xóᴛ xα lắm vì mọi thứ quá quá cũ rồi… tôi đã điện thoại cho ông để hỏi thăm tìпh hình. May mắn tôi được biết một người bạn tên Hạ Âu – cũng vừa đi từ Sài Gòn xuống thăm ông. Không nghĩ ngợi gì, tôi quyết định ngay trong lúc đó là nhờ Âu thay mặt, dắt ông đi sắm lại toàn bộ đồ mới và tôi sẽ chuyển tiền trả cho Hạ Âu.

Mọi thứ đều đã quá cũ kỹ

Tôi nghe Hạ Âu kể lại vừa bước vào chỗ mua đồ, ông đã vui mừng: “15 năm rồi, ông mới được đi mua sắm con ạ, 15 năm rồi….” nào là ghế ngồi, giường mới cho bà, tủ đựng chén dĩa , tủ quần áo và một chiếc võng mới. Tối đến, bà ngủ ở trong nhà, còn ông thì ngủ ngoài hiên để canh xoài nên tôi sắm thêm chiếc giường sắt nhỏ, để ông không phải nằm đất nữa.

Đến lúc thanh toán, ông lại thủ thỉ: “Nhiều tiền quá, hay ông trả lại hết nha. Ông chỉ xin mỗi chiếc tủ kính này cho bà vợ ở nhà để đồ thôi”. Tôi bảo thôi ông thích gì cứ lấy, vì cuộc đời mấy khi được làm điều mình thích, phải không ạ?

2 ông bà rất tìпh cảʍ với nhau

Tôi hẹn ông lên Sài Gòn để đi ngân hàng, bỏ vào số tài khoản cho ông 90 triệu đồng. Trong đó, 40 triệu đồng để trả nợ cho Ngân hàng (số nợ từ năm 2018 vì ông mượn tiền mua thêm giống xoài để trồng, và những lần bà bệnh, ông mượn tiền mua thuốc). Còn lại 50 triệu đồng tôi đã nhờ bên ngân hàng ở huyện Cái Bè (tỉпh Tiền Giang) hỗ trợ ông mở sổ tiết kiệm và hướng dẫn cách rút tiền.

Dẫn ông đi siêu thị mua dép và một ít quần áo

Xong xuôi mấy ông cháu đi ăn một bữa thật ngon. Trong lòng ông lúc này chắc đã nhẹ nhõm hơn rồi, ông cũng nói cười nhiều hơn… Từ nay không còn nợ nần nữa, không còn vất vả nữa ông nhé. Sau đó tôi dắt ông đi siêu thị, mua sắm giày dép và ít quần áo mới cho ông. Tôi còn gợi ý cho ông mua cả quà cho bà nữa. Nhìn ông say sưa ngắm đi ngắm lại đôi dép tặng bà mà lòng thấy ấm áp thật sự.

Sau một ngày tiếp xúc, tôi được biết ông bị lãng tai nặng, vậy là tôi nghĩ ngay đến mua máy trợ thính cho ông. Được nghe mọi thứ rõ hơn, ông vô cùng hạnh phúc. Mọi người hỏi tôi, vì sao lại để ý những cái nhỏ nhặt như vậy, tôi nghĩ: “Nếu cứ đặt bản thân vào vị trí của ông bà, thì sẽ thấu hiểu được ông bà thật sự cần gì, mong muốn gì”.

Mua cho ông máy trợ thính

Dẫn ông đi ăn

Tôi từng nghe nói: “Chúng ta kết hôn là vì hy vọng trên đời này có thêm 1 người yêu tҺươпg chúng ta, bên cạnh chúng ta… khi ƌαυ ốm, sẽ có người đưa ta đi bệnh viện, khi trời mưa tầm tã sẽ có người đón về. Khi đêm khuya tĩпh lặng, sẽ có người nằm bên cho chúng ta yên tâm say giấc. Khi tủi thân oan ức, có người vỗ về và nói “đừng lo, có anh đây rồi”

Tôi không biết rõ cuộc sống của ông bà trải qua như thế nào nhưng nhìn gương mặt buồn rầu của ông khi biết bà bệnh nặng, một thân một mình ôm xoài lên Sài Gòn mưu sinh, ngủ lại bên vệ đường mặc sương gió, để tiết kiệm tiền thuốc cho bà sẵn sàng dành hết cả những gì tốt nhất cho bà… thì tôi chắc chắn 1 điều rằng kiếp này, bà đã gả cho đúng người rồi.

Theo Thanh Niên

Nguồn: https://thanhnien. vn/doi-song/nang-tho-nguyen-do-truc-phuong-trai-long-ve-tinh-yeu-voi-chuyen-cu-ong-ban-xoai-nuoi-vo-1349974.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *