HIỆP HỘI ALZHEIMER: NGỦ NHIỀU CÓ NGUY CƠ MẮC “NÃO CÁ VÀNG”

Mọi người vẫn thường bàn tán với nhau về tác hại của việc thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc. Tuy nhiên, lại hiếm ai nói về ngủ nhiều thì sẽ như thế nào. Thực tế, khi ngủ quá nhiều cũng có những tác hại nhất định.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Sau một ngày dài làm việc vất vả, giấc ngủ giúp con người thư giãn, xóa bỏ những căng thẳng, hồi phục lại năng lượng cho ngày tiếp theo. Bởi lý do này, không quá khó hiểu tại sao nó lại chiếm tới 1/3 thời gian trong cuộc đời mỗi người.

Ngủ quá nhiều trong ngày liệu có tốt cho sức khỏe?

Có lẽ, vì giấc ngủ quan trọng là thế nên nhiều người cho rằng ngủ càng nhiều sẽ càng tốt. Họ cứ cố ngủ nhiều nhất có thể trong ngày. Thực tế, đây là một lập luận sai hoàn toàn. Bất kỳ cái gì cũng vậy, cho dù có lợi đến đâu đi chăng nữa cũng cần phải thực hiện có mức độ. Giấc ngủ cũng vậy, nếu như bạn thực hiện có mức độ, chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu quá lạm dụng bạn sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề khác.

Ngủ nhiều thường bắt nguồn từ các hội chứng rối loạn giấc ngủ như chứng ngủ quá nhiều vô căn (một hội chứng hiếm gặp khiến con người ngủ nhiều) và chứng ngủ rũ (cũng là một hội chứng hiếm gặp khiến não bộ không điều chỉnh được việc ngủ và thức dậy như bình thường. Người bệnh đột nhiên rơi vào giấc ngủ mà không có cảnh báo trước hoặc bị tê liệt nhất thời mất kiểm soát cơ bắp). Ngoài ra, có những trường hợp việc ngủ nhiều là một ảnh hưởng phụ của các loại thuốc hay biện pháp y tế gây ra buồn ngủ.

Ngủ quá nhiều thực chất không tốt như nhiều người vẫn tưởng (Ảnh: Pinterest)
Mới đây, một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Alzheimer công bố việc ngủ trong một thời gian dài có ảnh hưởng mật thiết đối với hiện tượng “não cá vàng” của con người. Cụ thể, khi mắc phải triệu chứng này, con người sẽ có trí nhớ kém, các phản ứng hành động, giao tiếp đều chậm hơn người bình thường. Ngủ nhiều là nguyên nhân làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức, đồng thời tăng khả năng mắc phải bệnh Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ).

Không chỉ suy giảm trí nhớ, ngủ nhiều còn dẫn đến những căn bệnh đáng sợ khác

Mặc dù không được nhắc nhiều, thế nhưng việc bản thân luôn thèm ngủ có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe. Theo bác sĩ Das. Rafael Pelayo, chuyên gia về giấc ngủ tại Trung tâm Y tế giấc ngủ tại Hoa Kỳ cho biết: “Nếu ai đó ngủ nhiều hơn trước đây và thường xuyên mệt mỏi, ngái ngủ, có thể họ đang gặp một vấn đề về sức khỏe.” Dưới đây là một số căn bệnh có thể kể đến do ảnh hưởng của việc ngủ quá nhiều:

– Tăng nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ là một trong những hậu quả nếu ngủ quá nhiều (Ảnh: Internet)
Nhiều nghiên cứu cho rằng những người ngủ quá 9 tiếng mỗi ngày có khả năng đột quỵ cao hơn 70% so với những người ngủ 7 tiếng. Lý giải về nguyên nhân, đây có thể là do sự gia tăng độ nhớt máu của người có tuổi, kết hợp thời gian ngủ quá nhiều khiến máu chảy trong huyết quản, giảm tích tụ máu, làm tăng nguy cơ tắc mạch máu. Thông thường, vấn đề này hay xảy ra ở bộ phận não và từ đó dẫn đến đột quỵ.

– Vấn đề về tim mạch

Trái ngược với khi ta thức, tim đập nhanh để tuần hoàn máu diễn ra ổn định giúp thúc đẩy máu lên não thì khi ngủ, tim bắt đầu nghỉ ngơi, nhịp tim cũng giảm. Việc ngủ quá nhiều trong ngày dẫn đến tim sẽ có thói quen nhàn rỗi, khi bạn làm việc gì dù nhẹ nhàng nhưng tim vẫn đập nhanh, về lâu về dài sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, yếu tim, suy tim,…

Ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về tim mạch (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, một nghiên cứu trên tờ Neurology năm 2015 cũng từng cho rằng việc ngủ quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ đến 46% so với người có giấc ngủ đủ. Không chỉ vậy, giữa đối tượng phụ nữ và đàn ông cũng có sự khác biệt. Thông thường, phụ nữ sẽ ngủ nhiều hơn vì thế nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.

– Tiểu đường

Được biết, bệnh tiểu đường thường xảy ra kể cả khi bạn ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 từ đó cũng lớn hơn. Ngoài ra, ngủ nhiều còn dẫn đến béo phì, càng tăng khả năng mắc tiểu đường và gây khó chữa trị. Bạn cũng có thể sẽ thường gặp những cơn đau đầu, stress, đau mỏi cơ.

– Trầm cảm

Cơn buồn ngủ kéo đến quá thường xuyên trong một ngày có thể là do rối loạn tâm trạng (trầm cảm). Theo nghiên cứu, có khoảng 15% người bị trầm cảm thường ngủ nhiều. Việc ngủ nhiều cũng sẽ khiến bệnh này trở nên trầm trọng hơn bởi chúng có một ảnh hưởng lớn đối với tình trạng và quá trình phục hồi bệnh.

Khoảng 15% người bị trầm cảm thường ngủ nhiều (Ảnh: Internet)
Ngủ trong thời gian bao lâu là tốt cho sức khỏe

Theo như viện Y tế giấc ngủ Hòa Kỳ và Cộng đồng nghiên cứu giấc ngủ thì thông thường những người ở độ tuổi trưởng thành từ 18 đến 64 thì nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm và ngủ không quá 9 tiếng mỗi đêm. Thực hiện được điều này sẽ có lợi ích rất lớn đối với sức khỏe.

Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp đặc biệt, những người có giấc ngủ ngắn cũng cần phải ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm và người có giấc ngủ dài chỉ được ngủ tối đa 10 – 10 tiếng rưỡi mỗi đêm. Nếu như vượt quá con số này thì bạn cần phải xem lại và điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người (Ảnh: Internet)
Ngoài thời gian ngủ, một yếu tố khác cũng cần đặc biệt chú ý chính là chất lượng của giấc ngủ. Nếu ngủ nhiều mà thường trằn trọc, thức giữa đêm, ngủ không sâu, cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Những tác nhân gây gián đoạn giấc ngủ bạn nên biết
Tầm quan trọng của giấc ngủ là điều mà ai cũng biết. Không cần phải nghiên cứu gì sâu xa, chỉ qua một đêm không ngủ hoặc ngủ quá nhiều tạo cảm giác mệt mỏi thì bạn đã cảm nhận được nó ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống, sức khỏe của mình rồi. Vì vậy hãy cố gắng để có một đời sống sinh hoạt thật tốt, điều độ, tránh để bản thân phải rơi vào những tình trạng không đáng có như trên.

Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến với bạn bè, gia đình và người thân bạn nhé!

Ảnh Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *