Lіêп tіếр пһữпɡ vụ tгẻ qᴜа ᵭờі пɡһі dо пɡộ ᵭộс tһựс рһẩm. Mà Ɩầп пàу Ɩạі Ɩà 2 сһị еm гᴜột, ѕао mà tһươпɡ tâm qᴜá ᵭỗі!
Theo thông tin em đọc được từ Báo Giao thông thì vào khoảng 9h30 ngày 9/5, cháu Đ.L.T.N. (9 tuổi, học lớp 3) và em gái Đ.T.T. (5 tuổi, học lớp chồi) cùng ngụ phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu) ăn cháo gà. Sau đó, cả hai có uống một loại nước ngọt đóng chai.
Nhưng khoảng vài giờ sau, cả 2 bé có biểu hiện nôn ói, co giật nên gia đình đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, bé T. qua đời vào trưa cùng ngày. Đến tối thì bé N. cũng không qua khỏi.
Đám tang tại nhà của hai bé – Ảnh: Giao Thông
Anh Đ.T.T. (31 tuổi, cha của 2 bé), cho biết vào chiều 8-5, gia đình nấu cháo gà rồi để lại một tô bỏ vào tủ lạnh. Đến sáng hôm sau, gia đình hâm nóng lại cháo rồi cho chị em N. và T. ăn thì xảy ra việc đau lòng.
Nhiều người dân cho rằng, hai bé N. và T. qua đời có thể do bị пɡộ ᵭộс tһựс рһẩm. Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng địa phương phối hợp điều tra làm rõ.
Lãnh đạo Sở LĐ-TB và XH tỉnh Bạc Liêu đến thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ gia đình 2 cháu bé – Ảnh: CAND
Thương hơn nữa là gia cảnh của đôi vợ chồng rất khó khăn các mẹ ạ. Anh T. là ngư dân, còn vợ ở nhà làm nội trợ. Ngay sau khi xảy ra sự việc, trưa ngày 10/5, ông Nguyễn Hùng Thái – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu – đã đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình ông T.; đồng thời hỗ trợ gia đình 2 triệu đồng được trích từ Quỹ Bảo trợ trẻ em của tỉnh.
Ảnh minh họa: Internet
Dù chưa rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng là gì, nhưng các mẹ cũng cần lưu ý đến việc lưu trữ đồ ăn thức uống trong gia đình. Bởi nếu không có cách bảo quản đúng, hợp lý sẽ là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở dễ dẫn đến những trường hợp пɡộ ᵭộс tһựс рһẩm đáng tiếc xảy ra. Chị em hãy nhớ:
-Lựa chọn các địa chỉ mua thực phẩm rõ ràng, có chứng nhận vệ sinh.
-Trong bảo quản thực phẩm cần chú ý hạn sử dụng của thực phẩm
– Không để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín.
– Khi chế biến thực phẩm, đối với rau củ quả cần rửa và ngâm nước muối.
– Không cho trẻ ăn thức ăn lạ, thức ăn đường phố, thực phẩm tái, đồ muối chua, chế biến sẵn.
– Giữ vệ sinh trong ăn uống bằng cách ăn chín, uống sôi.
– Không dùng thức ăn đã để từ ngày trước.
– Thực phẩm khi nấu chín cần được đậy kỹ, tránh ruồi, gián, chuột.
– Tạo thói quen rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để phòng bệnh.
Thêm nữa, điều quan trọng chị em nên nhớ là khi xác định trẻ bị пɡộ ᵭộс tһựс рһẩm, người lớn cần nhanh chóng làm cho chất ᵭộс lẫn trong thức ăn đào thải ra ngoài càng nhiều càng tốt.
Em thấy hướng dẫn của BS CKI Trần Quốc Long vô cùng hay nên chia sẻ lại với các mẹ nè, người lớn có thể dùng ngón tay ngoáy vào vòm họng ở gốc lưỡi, kích thích để bé nôn ra thức ăn. Nếu trẻ đang nằm thì cho bé nghiêng đầu qua một bên để tránh hít sặc lúc bé nôn, tránh nước và thức ăn bị sặc vào phổi./
Theo Báo Giao thông, Thanh Niên, Sức khỏe Đời sống