Đi mua đồ ăn sáng, bất ngờ bị y tế phường kéo đến giăng dây phongtỏa khu vực có ca mắc Covid-19, chàng trai “số nhọ” phải nhờ người quen mang quần áo sang, xin ở nhờ nhà dân vì không thể rời khỏi đó.
Bạn bè, người thân gọi Nguyễn Thành (26 tuổi, ngụ tại đường Cầu Xéo, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP.HCM) là chàng trai “số nhọ nhất quả đất” vì anh hiếm khi qua P.Sơn Kỳ mua đồ ăn sáng.
Tuy nhiên, “trời xui đất khiến” anh Thành lại đi ngang qua đường số 27 (P.Sơn Kỳ, Q. Tân Phú) và ghé vào một quán bánh cuốn nóng để mua đồ ăn sáng mang về. Trong lúc đứng chờ chưa đầy vài phút, lực lượng y tế, dân quân, công an phường kéo bất ngờ đến giăng dây phongtỏa khu vực này.
Thế là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, anh Thành không phải là người dân sống trong khu vực phongtỏa nhưng cũng phải ở lại đây, chịu cáchly.
“Đành chấp nhận”
“Thật tình, mình bàng hoàng sửng sốt, không biết chuyện gì đang xảy ra. Số xui và đen gì đâu luôn đó”, Thành bày tỏ khi người viết hỏi về câu chuyện bi hài phải chịu cáchly trong khu phongtoả từ ngày 30.5.
Hôm đó, anh được nghỉ làm nhưng vì có việc nên dậy sớm như mọi ngày. Khoảng 7 giờ, Thành đi ngang qua đường số 27, sẵn tiện chưa ăn sáng nên tấp vào quán bánh cuốn nóng để chờ mua mang về.
“Có 2 người khác đang chờ nên chưa đến lượt mình. Khi 2 người đó vừa đi thì lực lượng y tế, dân quân và công an phường kéo đến giăng dây. Mình đâu biết chuyện gì xảy ra, trở tay không kịp. Bánh cuốn cũng chưa lấy mà phải chịu cáchly ở đây”, Thành kể lại.
“Thật sự xui gì đâu, đường này phongtoả đúng một đoạn rất nhỏ, thế mà mình bị dính mới đau. Cái quán bánh cuốn nóng lại nằm ngay đầu đoạn phongtoả, chỉ cần nhích nhẹ sang một nhà nữa thôi là mình đã thoát rồi. Nhưng biết làm sao giờ, chịu thôi”, anh chàng như “vừa cười vừa khóc” kể thêm.
Thành cũng đã trình bày rõ với đội dân quân và công an rằng anh chỉ đi ngang qua đây, đứng chờ mua đồ ăn sáng, chứ nhà không nằm trong khu vực bị phongtỏa phòng dịch Covid-19.
“Tuy nhiên, công an yêu cầu mình ngồi chờ kết quả xét nghiệm và khi có kết quả ổn thì mới được phép rời khỏi đó. Mình cứ tưởng là sẽ có kết quả nhanh chóng, nhưng thật ra mình phải ngồi chờ đến hết lệnh phongtoả. Thế là mình phải xin ở nhờ nhà dân để thực hiện cáchly”, Thành chia sẻ.
Số nhọ nhưng phải nghiêm túc để mong hết dịch
Thành sống cùng với anh chị, nhưng cách đây hơn 1 tháng, anh chị về quê ở tỉnh Khánh Hòa để tránh dịch. Do đó, Thành ở lại một mình để trông coi nhà cửa, nhưng số đen bị mắc kẹt trong khu phongtỏa chưa biết ngày nào được ra.
“Mình chỉ đi mua đồ ăn sáng thôi nên không mang theo thứ gì trong người nên phải gọi nhờ người quen đến lấy chìa khoá nhà và mang quần áo sang. May mắn là mình có người quen làm tại tiệm Spa trong khu phongtỏa nên mới dễ dàng xin ở nhờ”, Thành chia sẻ.
Khi được hỏi về phản ứng của người thân trước câu chuyện “bi hài” này, Thành chia sẻ: “Ai cũng không thể tin được, nhưng vì quá lo lắng nên ngày đầu cứ chửi mình. Gia đình lo sợ mình ở trong khu phongtỏa có nguy cơ bị lây nhiễm nên cứ chửi và chất vấn tại sao mình tự dưng qua đó mua đồ ăn sáng để làm gì”.
Thành nói anh chưa bao giờ gặp phải tình huống bi hài như thế này trong cuộc đời mình và xem đó là kỷ niệm khó quên.
“Mình được trải nghiệm cảm giác cáchly, xin ở nhờ nhà người khác rồi mọi thứ dường như đảo lộn hết từ cuộc sống, sinh hoạt, đến công việc. Gia đình cho mình ở nhờ rất thân thiện và tốt bụng. Tuy nhiên, ở trong khu vực bị phongtoả, cuộc sống rất nhàm chán, ai ở nhà nấy, ngoài đường không một bóng người, nên suốt ngày mình chỉ nằm lướt điện thoại. Mình không biết đến bao giờ khu vực này mới được gỡ lệnh phongtoả”, Thành tâm sự.
Sau vài ngày bàng hoàng và gần như không thể chấp nhận được, Thành lấy lại bình tĩnh lại, nhận thấy anh cũng phải nghiêm túc chấp hành lệnh phongtỏa.
“Khu vực này bỗng dưng bị y tế phường kéo đến giăng dây, chắc chắn chẳng ai vui gì, nhưng mình hy vọng mọi người cùng nhau ý thức tốt để chung tay chống dịch. Giờ mình chỉ mong mọi thứ bình yên, không có thêm ca nhiễm và mình cũng không bị gì để khu vực nhanh chóng được gỡ lệnh phongtỏa”, Thành chia sẻ.
Theo thanhnien