Cập nhật mới: Danh sách 335 điểm phong tỏa tại TP.HCM, ai đang ở đâu thì ở yên tại đó

Theo tổng hợp của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), TP.HCM đã phong tỏa 335 điểm ở các quận huyện và TP. Thủ Đức để phòng chống COVID-19, ngoài ra còn đang đối diện với nhiều điểm dịch mới, chưa rõ nguồn lây.

HCDC cho biết tình hình dịch bệnh của thành phố đang khá phức tạp, khi cơ bản chuỗi lây truyền giáo Phục Hưng được cắt đứt thì tính từ 18h ngày 12/6 đến 18h ngày 13/6, TP.HCM đã ghi nhận 95 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có 51 trường hợp đã được Bộ Y tế công bố.

Những ca mắc này tạo thành nhiều chuỗi lây nhiễm, có nhiều ca không rõ nguồn gốc, được phát hiện tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Hàng loạt địa điểm bị phong tỏa.

Cụ thể, theo HCDC (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh), đến 17 giờ ngày 13/6/2021, TP. Hồ Chí Minh có tổng cộng 335 điểm phong tỏa.

Danh sách những nơi phong tỏa ở TP.HCM và TP. Thủ Đức. Ảnh: Tuổi Trẻ

Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, hôm nay 14/6, hạn cuối 15 ngày giãn cách, TP.HCM căng thẳng nhiều điểm dịch mới. Đặc biệt là tuyến đầu điều trị COVID-19 – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nơi vừa phát hiện 53 nhân viên mắc COVID-19. Điều này đã khiến quyết định có nên tiếp tục giãn cách hay không càng trở nên căng thẳng, khó khăn hơn.

Quân đội phun khử khuẩn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chiều 13/6. Ảnh: Tuổi Trẻ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng “TP.HCM cần phải tập trung “rà đi soát lại” các nguy cơ trên diện rộng; phải thay đổi chiến lược xét nghiệm bằng việc vận dụng nhuần nhuyễn tất cả các hình thức, các đối tượng áp dụng và tiếp tục giãn cách xã hội… để từng bước “chặt đứt” các chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng”.

Lực lượng chức năng điều phối giao thông và yêu cầu người dân khai báo y tế ở 1 chốt chặn quận Gò Vấp. Ảnh: Tuổi Trẻ

Hiện nay các chuỗi lây nhiễm ở TP.HCM đều được phát hiện thông qua khám sàng lọc tại bệnh viện, nhiều ca trong số này chưa xác định được nguồn lây và đã lây lan trên một diện rộng (21/22 quận huyện) vì thế, ông Sơn cho rằng cần xác định rõ nguồn lây, đánh giá đúng tốc độ lây lan rồi phong tỏa hoặc cách ly phù hợp dù dịch chưa lan rộng. Bởi biến thể Ấn Độ (B.1.617.2) với khả năng lây lan nhanh hơn 50% so với biến thể Alpha (B.1.1.7).

Chúng ta có thể thấy, việc lây nhiễm xảy ra khá nhanh, kể cả các nhân viên của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, những người được tiêm vắc xin 2 mũi vẫn có khả năng nhiễm bệnh. Chúng ta không nên chủ quan,”quét” qua lần 1 xác định âm tính không có nghĩa là an toàn, việc truy vết thì cần phải tiếp tục từ F1, F2, kể cả các Fn… Có như vậy mới có thể chủ động trong công tác xét nghiệm trên diện rộng, xác định đúng các vùng có dịch, từ đó có chiến lược cách ly phù hợp. Chỉ tập trung tại một số địa điểm có ca bệnh, phạm vi hẻm, phường không nên cô lập tuyệt đối, quy mô quận hay toàn TP.

Các khu vực ở TP.HCM có những nguy cơ khác nhau và áp dụng các hình thức giãn cách khác nhau, việc tiếp tục giãn cách hay không là tùy vào quyết định của thành phố. Nhưng đứng từ phía Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, ông cho biết đối với quận Gò Vấp, để thuận lợi cho việc sản xuất lưu thông có thể áp dụng chỉ thị 15 và bổ sung thêm 1 số quy định ở chỉ thị 16 như hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách. Còn đối với toàn TP.HCM thì việc áp dụng kéo dài thêm chỉ thị 15 là điều rất cần thiết.

Nguồn: https://bestie. vn/2021/06/cap-nhat-moi-danh-sach-335-diem-phong-toa-tai-tphcm-do-covid-19

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *