Đường phố Sài Gòn trở nên vắng vẻ hơn trong những ngày giãn cách xã hội. Tạm dừng công việc, nhóm thiện nguyện Đêm Sài Gòn rong ruổi khắp nẻo đường TP.HCM phát những phần quà đêm để giúp đỡ những lao động mưu sinh lề đường.
Bà Liên cảm ơn khi nhận được quà
ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
TP.HCM đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 để phòng dị.ch Cov.id-19. Ảnh hưởng của dị.ch Co.v.id-19 khiến nhiều người thất nghiệp, khó khăn, nhất là người lao động mưu sinh lề đường như bán vé số, nhặt ve chai… Có người không nhà không cửa, có người thất nghiệp không có tiền về quê.
Xin thêm quà vì một phần không đủ chia
20 giờ 30 ngày 2.6, chúng tôi bắt đầu hành trình xuất phát từ chung cư Ngô Tất Tố (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) sau đó di chuyển đến các con đường ở Q.1, Q.10, Q.5, Q.6,… cho đến khi phát hết quà.
120 phần quà được gói cẩn thận để gửi đến người lao động khó khăn ở Sài Gòn
ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Quà được anh Thịnh và các thành viên CLB chuẩn bị tại nhà
ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Cứ mỗi lần dừng xe để trao quà cho những người lao động mưu sinh trên lề đường, chúng tôi lại cố nán lại trò chuyện vài ba câu. Cầm trên tay phần quà, miệng ríu rít cảm ơn, em Nguyễn Nhất Thiện (10 tuổi) kể lại trước đây em làm nghề phun lửa kiếm sống ở các quán nhậu. Từ khi hàng quán đóng cửa, em cầm thùng đựng đuốc đi xin tiền lẻ, nhưng vì dị.ch b.ệnh, người dân hạn chế ra ngoài nên có tối gom lại chỉ được 20.000 đồng trang trải cuộc sống của hai bà cháu.
Bà Liên nuôi 2 chú chó để có người bầu bạn
ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Tạm biệt Thiện, chúng tôi trò chuyện với bà Dương Thị Liên (58 tuổi) đang ngồi cùng hai chú chó trên đường Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM). Bà tâm sự ngày đẩy xe đi vòng vòng kiếm ve chai nhưng chỉ đủ ăn, vì tình hình d.ịch bệ.nh nên nhặt ve chai chậm hơn bình thường. Tối đến bà kiếm chỗ ngồi nghỉ chân, kiếm cơm sống qua ngày. “Cha mẹ tôi chết hết rồi, chồng bỏ, không có con cái nên ở một mình nuôi hai đứa này để bầu bạn”, bà nói rồi âu yếm, vuốt ve hai chú chó.
Một người bán vé số đẩy xe đi trên đường vắng tanh và bán ế ẩm
ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Ngồi cách đó không xa, bà Nguyễn Thị Lượng (70 tuổi) chỉ vào con hẻm gần đó cho biết bà sống cùng cháu ở trong hẻm. Bà kể lại ban ngày bà được thuê để trông nhà với tiền công là 30.000 đồng, tối ra đường ngồi xin tiền để trang trải cuộc sống. Nói rồi bà ngỏ lời tiếp muốn xin thêm một phần mang về vì sợ không đủ chia cho mấy đứa cháu.
“Nhiều đứa lắm, con nó đẻ ra rồi nó bỏ đi mình phải nuôi, giờ có một phần như vậy sao về chia đủ. Tối muốn xin thêm một phần nữa được không?”, bà Lượng bày tỏ.
Lên Sài Gòn xin việc nhưng… thất nghiệp
Chỉ mới hơn 21 giờ, trên những con đường như An Dương Vương (Q.5), đường Trần Hưng Đạo (Q.1), Đường 3/2 (Q.10),… nhiều người lót vội miếng giấy để nằm ngủ trên lề đường vì vắng vẻ người đi đường qua lại.
Ông Hóa ngủ trên đường phố cũng được 1 tuần lễ vì lên xin việc nhưng hàng quán đóng cửa không ai tuyển
ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Có người lay một lúc, ông Trần Văn Hóa (thường được gọi là chú Út) mới tỉnh dậy, vui mừng nhận lấy phần quà. Ông Hóa rưng rưng nước mắt cho biết ông quê ở Cà Mau lên thành phố xin việc làm nhưng không ai nhận. Tài sản lớn nhất của ông Hóa là chiếc xe đạp được mua lại với giá gần 200.000 đồng lúc vừa mới lên Sài Gòn. Khi được hỏi về gia đình vợ con, ông lắc đầu cho biết mình và vợ đã thôi nhau từ lâu, mạnh ai nấy sống.
“Lên Sài Gòn cũng được 1 tuần rồi. Buổi sáng thì mấy người ở xung quanh cũng ghé qua cho đồ ăn, buổi tối thì ngủ ở đây. Lúc mới lên Sài Gòn dành dụm tiền mua chiếc xe đạp để đi làm nhưng giờ chỉ xếp góc đường vì không có công việc”, ông nói.
Bé gái vui vẻ nhận lấy quà
ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Ông Ngọc Phương (quê Đồng Nai) vui mừng mở gói quà và thay khẩu trang đang đeo đã cũ
ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Nhiều người phải mang theo con ra đường mưu sinh
ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Bé gái vui mừng uống sữa vì đã lâu không được uống sữa
ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Những phần quà cuối cùng, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (ngụ Q.6) đang dẫn theo 3 đứa con đi bán vé số chị. Chị kể lại hằng ngày đi nhặt ve chai nhưng vì vựa ve chai dừng hoạt động nên chị mượn tiền chuyển qua bán vé số.
“Nay mới bán ngày đầu tiên, bán 50 tờ vé số, nãy giờ bán được 30 tờ rồi còn 20 tờ nữa. Bình thường chỉ dẫn theo 2 đứa nhỏ mà nay đi bán vé số nên dẫn theo đứa lớn để phụ bán”, chị nói.
Chị Nhung mở gói quà rồi lấy bịch sữa cho con uống, chị tâm sự đã lâu không đủ tiền mua sữa cho con nên rất vui mừng khi nhận được quà.