Bác sĩ bệnh viện E bất ngờ vì dân văn phòng mắc rối loạn tâm thần tăng đột biến sau dịch COV.ID-19: 4 dấu hiệu cần khám ngay

CO.VID-19 sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ tâ.m th.ần của tất cả mọi người. Tuy nhiên, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất phải kể tới là nhóm làm việc tại văn phòng.

Số người đi khám rối loạn tâ.m t.hần tăng sau mỗi đợt dịch

Ths.BSNT Nguyễn Viết Chung, khoa Sức khỏe T.âm thầ.n, Bệnh viện E cho hay, dịch b.ệnh CO.V.ID-19 đang âm thầm ảnh hưởng tới sức khỏe của rất nhiều người. Tuy nhiên, mọi người thường không để ý tới, chỉ khi có triệu chứng bệnh mới tìm tới bác sĩ.

C.OV.ID-19 không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những rối loạn t.âm th.ần, nhưng là một trong những yếu tố thêm vào để khởi phát một rối loạn t.â.m th.ần như: lo âu, trầm cảm, stress và các rối loạn giấc ngủ.

Bác sĩ Chung phân tích: “Dị.ch C.o.vid-19 đang thay đổi và tác động cuộc sống, công việc của tất cả mọi. Có người sẽ mất việc hoặc ít việc đi, nhưng sẽ có người phải làm việc nhiều hơn… dẫn tới tình trạng căng thẳng cho tất cả mọi người. Dù nhà nước ta đã có các chính sách rất tốt hỗ trợ cho người dân nhưng đâu đó vẫn sẽ tồn tại hậu quả của CO.VID gây ra”.

Là người thường xuyên tiếp đón và khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện E, bác sĩ Chung đã rất bất ngờ vì sau mỗi đợt dịch số lượng người đi khám rối loạn tâ.m thần tăng vọt. Trong đó, người tìm tới bác sĩ thường rơi vào nhóm có kiến thức, dân văn phòng, các nhóm đối tượng khác ít gặp hơn.

CO.V.ID-19 đang âm thầm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân (Ảnh: Việt Hùng)

Trong thời gian dịch bệnh, bác sĩ Chung đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.V.A (du học sinh) mắc trầm cảm. A du học tại Châu Âu. Thời điểm dịch bệnh đang bùng phát mạnh tại đây, bệnh nhân đã rất sợ mắc bệnh và mong muốn được về nước. A rơi vào hoảng loạn và không thể tập trung vào việc học tập, sau đó gia đình bệnh nhân đã tìm mọi cách để đưa em về.

Tuy nhiên, khi về nước bệnh nhân vẫn rất lo lắng và bắt đầu có những triệu chứng như: mất ngủ, lo âu, buồn chán và suy nghĩ có lỗi với gia đình, mặc cảm, bi quan về tương lai. Sau đó, bệnh nhân đã đi khám, điều trị 3 tháng và đã ổn.

Trường hợp thứ 2 là nhân viên ngân hàng. Bệnh nhân có công việc hay phải đi gặp khách hàng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công việc không được thuận lợi khiến cho bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ. Sau đó, bệnh nhân đã khi khám và hiện tại sức khỏe đã ổn.

Trường hợp thứ 3 bệnh nhân là trình dược viên (trưởng nhóm) thường xuyên phải vào bệnh viện để làm việc. Tuy nhiên, do dịch, bệnh nhân không thực hiện được công việc của mình. Bệnh nhân gặp những triệu chứng trầm cảm: buồn, mất, động lực, không còn suy nghĩ được về những dự định, kế hoạch mới, luôn cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, dễ nổi nóng và cáu gắt.

Bác sĩ Chung cho hay, với một người bình thường có thể suy nghĩ đơn giản, dễ chấp nhận thực tế là do dịch bệnh công việc có nhiều khó khăn hoặc sẽ có nhiều thay đổi. Nhưng bệnh nhân lại có xu hướng tự trách bản thân mình để xảy ra hậu quả hoặc luôn nghĩ mình không đủ năng lực, có khi lại tự trách mình về quá khứ, bi quan về tương lai,… sau đó rơi vào mất ngủ, ăn uống kém, mặt lúc nào cũng buồn, không có mong muốn làm gì, dễ nổi nóng, cáu gắt, hay quên.

COVID-19 ảnh hưởng tới sức khỏe tâ.m thầ.n của dân văn phòng (Ảnh minh hoạ)

Trường hợp thứ 4, bệnh nhân là trưởng chi nhánh của ngân hàng. Dịch bệnh khiến cho mọi hoạt động không còn duy trì được như trước, một số bộ phận phải làm việc tại nhà. Bệnh nhân thường xuyên lo nghĩ không biết nhân viên làm việc có hiệu quả hay không; dịch bệnh có ca nào gần chi nhánh mình làm chưa; nhân viên có ai khai gian y tế hay không?… Hay như với bản thân, mỗi khi đọc thông tin về dịch bệnh, bệnh nhân lại lo lắng việc mình đã gặp gỡ những ai, có nguy cơ bị lây bệnh hay không…

Tất cả những điều này khiến cho bệnh nhân gặp phải rất nhiều cơn tăng huyết áp như: đỏ bừng mặt, tim đập nhanh, run, chóng mặt… Bệnh nhân có những triệu chứng: lo lắng, mất ngủ, xuất hiện những cơn rối loạn chức năng thần kinh thực vật (tăng huyết áp – tim đập nhanh, chóng mặt).

Trước khi đi khám sức khỏe tâm thầm, bệnh nhân đã đi khám tim mạch, uống thuốc huyết áp nhưng không đỡ. Bệnh nhân được chuẩn đoán rối loạn thích ứng với phản ứng lo âu, hiện điều trị đã ổn định.

Khi nào cần đi khám

Bác sĩ Chung cảnh báo, CO.V.ID ảnh hưởng tới sức khỏe tâ.m thầ.n của tất cả mọi người, vì vậy khi có một vài biểu hiện nên đi khám. Ví dụ, một vài chức năng như: ăn uống, ngủ, nghỉ… không còn được bình thường.

– Khó ngủ, ngủ không tốt, dễ gặp ác mộng, ngủ hay tỉnh dậy giữa đêm, ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi…

– Trạng thái hay gặp nhất đó là mệt mỏi mãn tính, cơ thể không có năng lượng, không có động lực làm việc, không có năng lượng làm gì.

– Cảm xúc thay đổi, dễ cáu gắt, nóng giận, nhỏ nhen hơn trước đây, không kiểm soát được cảm xúc của mình.

– Trạng thái thứ 4 cũng rất hay gặp là sự lo lắng thái quá, suy nghĩ quá nhiều, mất tập trung dẫn tới không làm được việc gì.

Bác sĩ Chung lưu ý, để có một sức khỏe tâ.m th.ần tốt trong mùa dịch mọi người cần lưu ý những điểm sau:

– Nếu công việc của bạn phải làm tại nhà thì cần thu xếp những khoảng thời gian để nghỉ ngơi, cần có thời gian biểu mỗi ngày và thực hiện đúng. Cần có phòng làm việc đủ yên tĩnh để hoàn thành công việc. Chỉ làm đủ thời gian như ở cơ quan.

– Ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống tại nhà phải đảm bảo, ăn đúng giờ, đảm bảo đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng.

– Cần có những hoạt động thể chất tại nhà. Ví dụ, nhảy dây là bài tập khá tốt cho người có công việc phải ngồi nhiều.

– Cần kết nối với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè. Kết nối là có thời gian nói chuyện, tâm sự, bộc bạch và chia sẻ cả những cảm xúc với nhau.

– Tránh tình trạng 24/7 đọc các tin tức mới trên mạng xã hội sẽ khiến cho bạn mất thời gian và không tập trung vào cộng việc của mình.

Một nghiên cứu tại phòng khám và bệnh viện tại Đức có kết quả rất bất ngờ: số bệnh nhân rối loạn lo âu tăng lên vào năm 2020 (khi dịch Cov.id-19 bùng phát) so với năm 2019 (khi dịch chưa bùng phát). Trong đó có 2 tháng số lượng người tới khám tăng vọt là tháng 3 tăng 34%, tháng 6 tăng 19%. Đây là 2 tháng sau giãn cách khi dịch bệnh bùng phát tại Đức.

Một nghiên cứu tổng quan từ 12 nghiên cứu về trầm cảm trong cộng đồng nhận thấy đại .d.ịch. COVI.D-19 bùng phát khiến tỷ lệ trầm cảm tăng tới 25%, gấp 7 lần so với khảo sát năm 2017 (3,44%).

Webtretho

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *