Những câu chuyện phía sau “Hạ Thương” với phiên bản gốc vang bóng một thời trước năm 1975

Bài hát này do nhạc sĩ Hàn Châu sáng tác, xin nói sơ lược về tiểu sử của tác giả:

Hàn Châu tên thật là Lê Đình Nam, sinh ngày 01/01/1947 tại Bình Định trong một gia đình có 5 anh chị em. Người chị cả Lê Thị Hương là vợ nhạc sĩ Thanh Sơn.

“Hạ ơi anh xa em mấy mùa phượng rồi

Giờ tạm dừng quân lần đầu tiên thương gởi về em

Lối xưa có còn những tà áo trắng tung bay

Cho anh ngây ngất ngàn ngày

Bên người tình nhân nhỏ bé”.

Năm 14 tuổi, ông vào Sài Gòn ở chung với gia đình chị cả. Trong nhà có treo cây guitar, ông hay đem xuống mày mò. Người anh rể là nhạc sĩ Thanh Sơn vốn kỹ tính nên không hài lòng mấy. Do vậy, ông phải tập chơi đàn bằng cách… đàn đứng (không gỡ ra khỏi móc treo) để kịp thời “phi tang”.

Năm 1966, nhạc sĩ Hoàng Trang tác bài “Ngỏ hồn qua đêm” rồi đưa tên ông vào bài nhạc với tên là Hàn Châu. Từ đó Hàn Châu là bút danh của ông cho đến tận nay.

Sau năm 1975, ông ngưng sáng tác cho đến năm 1980 mới bắt đầu sáng tác lại với ca khúc “Tình nhỏ mau quên”, “Tội tình”, “Mèo hoang”, “Tình gần tình xa”, “Lời nhớ lời thương”, “Dòng sông và nỗi nhớ”, “Xa nhau ngậm ngùi””…

Quay trở lại bài hát “”Hạ Thương” nội dung nói về tình yêu tuổi học trò trong trắng, thơ ngây và cũng là mối tình gây thương nhớ nhất. Chúng ta chia tay nhau đã mấy mùa phượng mà anh cứ ngỡ như mới ngày hôm qua. Còn đâu những tà áo trắng tung bay cho lòng anh ngây ngất bên người tình bé nhỏ. Người con trai trên đường hành quân trong lúc dừng chân tranh thủ viết mấy lời gởi về người em hậu phương thương nhớ.

“Hạ ơi anh xa em xa em mấy ngày thật dài

Hỏi người năm xưa giờ còn thương nhớ người con trai

Đã hơn những chiều hẹn hò anh đón anh đưa

Bên ai quấn quít từng giờ

Ôi tình yêu rót mật thành thơ”.

Thuở thơ ngây nhiều mơ mộng, tình yêu lặng lẽ, tình yêu khi ấy chỉ thể hiện qua ánh mắt, cái rụt rè khi nắm tay nhau, trao nhau cánh phượng hồng trong lưu bút. Ôi tình yêu sao đầy mật ngọt thơ mộng đến vậy. Giờ em có còn nhớ tới người con trai đã xa cách bao mùa phượng rồi không? Những ngày quấn quýt bên nhau giờ chỉ còn là kỉ niệm.

“Mùa hạ nay, vắng anh chắc em sẽ buồn

Lối hẹn lối hò còn ai để đưa em đường vắn lối dài

Anh yêu em cũng trong mùa phượng vĩ

Mà giờ đây ta đã xa rồi

Chợt buồn mênh mang”.

Mỗi mùa hạ về, lại nhớ tới ngày ly biệt, em có buồn khi vắng bóng hình anh? Lối hẹn hò nay còn ai đưa em qua con đường “vắn”. Đánh dấu kỉ niệm chúng mình yêu nhau cũng trong mùa hoa phượng nở, mà giờ đây chúng ta chia cắt đôi nơi, làm lòng buồn mênh mang.

“Giờ đây anh lênh đênh bốn ngả đường dài

Là nặng niềm thương về người em bé bỏng hậu phương

Anh sẽ trở về cũng mùa phượng vĩ đươm hoa

Em anh vui tuổi ngọc ngà

Ta bỏ đi nỗi buồn ngày qua”.

Cuộc hành quân lênh đênh qua các ngả đường, lòng trĩu nặng niềm thương hướng về “người em bé bỏng hậu phương”. Ước mong của người línʜ cʜiến “trở về vào đúng mùa phượng vĩ” sau khi cʜiến tranʜ kết thúc, đất nước lập lại hòa bình, để bỏ những nỗi buồn của cả hai chúng ta lại vui vầy bên nhau như thuở học trò.

Lời bài hát có ca từ trong sáng, nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, điệu nhạc du dương, êm nhẹ xoáy vào tâm hồn người nghe làm dâng trào cảm xúc  mang theo niềm tin ngày trở về của người línʜ cʜiến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *