Dưới đây là tiết lộ của các chuyên gia về những sản phẩm bánh kẹo, đồ ăn vặt “siêu b.ẩ.n”.
Những ngày cuối năm gia đình nào cũng tất bật đi sắm đồ ăn, đồ trang trí để phục vụ cho Tết Nguyên Đán. Trong đó, bánh kẹo là sản phẩm không bao giờ thiếu trong những dịp trọng đại như thế này.
Ở chợ có bày bán rất nhiều sản phẩm kẹo, với bao bì bắt mắt và giá thành hợp lý. Nhưng đôi khi đó chỉ là vẻ bên ngoài, bên trong những sản phẩm bánh kẹo, đồ ăn vặt ngon mắt có thể chứa những bí mật “siêu to khổng lồ” khiến bạn cảm thấy sợ hãi, không bao giờ dám ăn. Dưới đây là tiết lộ của các chuyên gia về những sản phẩm bánh kẹo, đồ ăn vặt “siêu b.ẩ.n”.
1. Kẹo dẻo không tem mác: Làm từ d.a, x.ư.ơ.n.g của lợn, gia súc
Alain Braux – một đầu bếp người Pháp, đồng thời là nhà trị liệu dinh dưỡng, cho biết, gelatin – một loại protein có trong kẹo dẻo rất có thể được chiết xuất từ d.a, x.ư.ơ.n.g và các mô liên kết của động vật, điển hình là lợn và gia súc. Các loại kẹo dẻo không tem mác, không rõ nguồn gốc là sản phẩm kẹo dẻo dễ chứa các thành phần không lành mạnh, nên cân nhắc kỹ trước khi mua.
2. Bơ đậu phộng: Chứa nhiều lông
Theo cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một lọ bơ đậu phộng có thể sẽ chứa nhiều hơn một sợi lông của loài gặm nhấm và trung bình 30 (hoặc nhiều) mảnh côn trùng trên mỗi 100 gram. Tuy hơi kém vệ sinh nhưng mức độ này được cho là không đến mức g.â.y n.g.u.y h.i.ể.m, tuy nhiên nếu thường xuyên bị dị ứng bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi tiêu thụ chúng.
3. Các loại hạt b.ị m.ố.c: C.h.ứ.a đ.ộ.c t.ố g.â.y bệnh K mà WHO c.ả.n.h b.á.o
Đi chợ mua hướng dương, hạt bí, lạc… về ăn Tết, bạn cần tránh mua phải những loại hạt có dấu hiệu nấm mốc, khi ăn có vị đắng. Với những loại hạt có vị đắng, bạn cần phải nhổ chúng ra khỏi miệng và súc miệng ngay.
Theo cảnh báo của WHO, ngũ cốc và nhất là các loại hạt, ngô, đậu và lạc nếu bị mốc thường chứa một đ.ộ.c t.ố n.g.u.y h.i.ể.m tên là aflatoxin, đ.ộ.c t.ố này được WHO xếp vào danh sách tác nhân g.â.y bệnh K nhóm 1, tiêu thụ những thực phẩm nhiễm aflatoxin trong thời gian dài thì có thể gây t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g tế bào g.a.n và làm tăng tỷ lệ bệnh K.
4. Hướng dương có hạt màu vàng
Trước khi có quyết định mua hướng dương bạn nên lấy một ít để nếm thử, nếu chúng ngon thì bạn nên chọn mua. Ngược lại, nếu thấy hạt hướng dương màu vàng thì cần xem xét lại bởi đó là dấu hiệu hướng dương sắp hỏng, đã tích trữ lâu ngày, trong đó có thể phát triển một số vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hơn nữa dinh dưỡng cũng đã bị mất dần.
5. Hạt dẻ cười có màu trắng đặc biệt
Trong ngày Tết, chúng ta luôn thích những loại thực phẩm mang ý nghĩa tốt đẹp và hạt dẻ cười là một trong số đó. Tuy nhiên theo một người buôn bán đồ ăn lâu năm trên trang Sohu, khi mua hạt dẻ cười không nên mua loại có màu sắc quá trắng.
Vì hạt dẻ cười tự nhiên thường có màu vàng sậm chứ không trắng xóa, nếu hạt dẻ cười có màu trắng đặc biệt thì rất có thể đã bị tẩy trắng để mẫu mã bắt mắt hơn. Do đó, không nên mua loại hạt dẻ cười này, hãy mua loại hạt dẻ cười có màu vàng sậm, to, căng mọng, tươi và còn nguyên vỏ.
6. Hạt đã được thay đổi màu sắc hoặc hương vị
Trong những ngày Tết, gia đình, bạn bè thường có thời gian để quây quần bên nhau nhâm nhi những đĩa hạt dưa, hạt hướng dương. Nhưng cần lưu ý rằng tránh mua những hạt có màu sắc, mùi vị tẩm hương liệu… vì trong quá trình chế biến chúng đã được bổ sung nhiều phụ gia, cùng hàm lượng muối, đường tương đối lớn, thường xuyên ăn chúng sẽ không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, hãy mua những loại hạt có màu sắc và hương vị tự nhiên.
7. Bim bim không nhãn mác, giá thành rẻ
Bim bim vốn dĩ được làm từ các loại bột ngũ cốc được chế biến bằng nhiệt độ cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, để có thể đạt được mùi vị và sức hấp dẫn với đối tượng khách hàng là trẻ nhỏ, các cơ sở sản xuất bim bim phải sử dụng rất nhiều phụ gia, phẩm màu. Nếu như không được kiểm soát tốt các yếu tố này sẽ trở thành nguồn g.â.y h.ạ.i cho cơ thể.
Ở Việt Nam, nhiều loại bim bim không nhãn mác, giá thành rẻ đã được phát hiện rằng nguyên liệu có chứa phẩm màu và các loại phụ gia không có nguồn gốc. Chưa cần biết sản phẩm ở đây độc hại cỡ nào nhưng tất cả các gia đình sản xuất bim bim ở đây đều không bao giờ cho con cháu mình sử dụng loại bim bim do chính họ sản xuất ra.
Hơn nữa, quá trình chế biến bim bim một cách vô cùng thủ công ở các cơ sở trên cũng là điều đáng bàn: Bim bim sẽ được chiên qua dầu với nhiệt độ rất cao để đảm bảo độ giòn và hấp dẫn vị giác. Các loại dầu ăn sử dụng đều là sản phẩm đã chiên đi chiên lại.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), trên nguyên tắc dầu ăn chỉ được sử dụng một lần. Dầu ăn đã qua chiên nấu nhiều lần, cộng thêm việc tái chế ở nhiệt độ cao nên thành phần hóa học bị biến đổi, phân hủy thành nhiều chất g.â.y h.ạ.i sức khỏe, nhất là các chất béo chuyển hóa (trans-fat). Loại chất béo này vào trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh u.n.g t.h.ư, béo phì, t.i.m m.ạ.c.h…
Ngày Tết nếu mua bim bim, mọi người nên chọn loại bim bim có ghi rõ nguồn gốc và nơi sản xuất. Không nên dùng bim bim nếu nó bốc ra mùi lạ và có hiện tượng m.ố.c hỏng. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có màu sắc bắt mắt vì rất khó kiểm soát dư lượng màu.