Bị “đâ.m sau lưng” chính xác là cảm giác của tôi khi nhận 4 lá đơn xin nghỉ việc của nhân viên ngay sau khi họ nhận đủ tiền thưởng Tết sau 1 năm dịch bệnh kéo dài.
Những lúc khó khăn vì dịch bệnh mà không bị cắt giảm lương, nhân viên của tôi tỏ ra rất cảm động, nhắn tin cảm ơn rối rít; nhưng đến cuối năm, khi thị trường có dấu hiệu “tan băng”, công việc bắt đầu “rục rịch” trở lại, thì một số người lại “trở mặt”, nghỉ việc ngay khi vừa nhận được lương cuối năm kèm theo tiền thưởng Tết!
Ảnh minh hoạ
Vừa trả thưởng Tết được chưa đầy 1 tuần, tôi nhận được 4 lá đơn xin nghỉ việc đặt ngay ngắn trên bàn, ngay trong ngày làm việc cuối cùng của năm.
Thất vọng và tức giận như bị phản bội, tôi không ngờ những nhân viên mà mình luôn trân trọng, tin tưởng lại “đâm sau lưng” mình, dù số tiền tôi trả cho họ không hề ít (lên tới gần 30 triệu cả lương và thưởng).
Hai năm qua, dịch bệnh đã khiến nhiều người phải điêu đứng, đặc biệt là dân kinh doanh. Là một công ty chuyên về thiết kế xây dựng, những năm Covid, chúng tôi cũng phải gồng mình để duy trì hoạt động công ty và đảm bảo đời sống cho người lao động.
Ảnh minh hoạ
Công ty quy mô nhỏ, chỉ có 25 người cả sếp và nhân viên nên tôi vốn thường coi cấp dưới của mình như bạn bè, người thân và những lúc khó khăn, kiệt quệ nhất về tài chính, tôi vẫn cố gắng trả lương cho họ; những tưởng rằng đây sẽ là những người anh em sẽ cùng mình vượt qua “sóng gió” để xây dựng và phát triển công ty.
Nếu như trong điều kiện bình thường, nhân viên xin nghỉ việc, tôi sẽ không cảm thấy bức xúc như thế này. Chuyện người đến, người đi vốn là việc rất tự nhiên: họ có thể bị thu hút bởi những công ty khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn, có điều kiện phát triển hơn; nhưng nếu đã quyết định sẽ rời đi, sao lại đợi đến khi nhận xong thưởng Tết mới xin nghỉ? Dù biết là công ty đã phải gồng mình vượt khó như thế nào trong những năm qua?
Là một người chủ doanh nghiệp, chắc hẳn bạn sẽ đồng cảm với tôi. Người lao động có cái khó của họ, nhưng người vận hành doanh nghiệp, phải lo đảm bảo đời sống, lương thưởng cho hàng chục con người dưới quyền thì phải gánh trên vai vô cùng nhiều gánh nặng, đặc biệt là trong những năm Covid.
Ảnh minh hoạ
Trong khi rất nhiều doanh nghiệp phá sản, sa thải nhân viên hay dừng hoạt động và cho nhân viên nghỉ không lương cả năm trời, thì công ty tôi, dù phải chuyển sang “work form home” nhưng nhân viên chưa một tháng nào bị cắt giảm lương, có chăng chỉ là những khoản chi trả theo dự án không còn được như những năm trước.
Những lúc khó khăn như vậy, mọi người tỏ ra rất cảm động, nhắn tin cảm ơn tôi rối rít; nhưng đến cuối năm nay, khi thị trường có dấu hiệu “tan băng”, công việc bắt đầu “rục rịch” trở lại, thì một số người lại “trở mặt”, nghỉ việc ngay khi vừa nhận được lương cuối năm kèm theo tiền thưởng Tết!
Chắc hẳn sẽ có người phản biện rằng tiền thưởng Tết chính là một phần thù lao của họ sau cả một năm làm việc chứ không liên quan gì đến vấn đề “ơn huệ”; thế nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh là hãy đặt mọi việc vào hoàn cảnh của năm nay – một năm dịch bệnh hoành hành khiến cho cả thế giới chao đảo, nhiều doanh nghiệp phá sản, kể cả những “ông lớn” trong nhiều ngành nghề.
Vì không muốn nhân viên của mình lâm vào cảnh khó khăn, tôi đã phải vay nợ ngân hàng để trả lương cho họ, trong khi tôi cũng phải gánh vác gia đình của mình và cả sự nghiệp mà mình tốn bao công sức gây dựng!
Điều tôi muốn nhắn tới những nhân viên đó là trong hai năm trở lại đây, hãy thử tính toán số người bị mất việc, số người phải sống lay lắt dựa vào đồ cứu trợ, đồ từ thiện để biết rằng mình đã may mắn như thế nào và suy nghĩ về hành động của bạn!