Cha mẹ cần dạy con trước các phép tắc ứng xử cơ bản để khi ăn uống đông người, trong các buổi tụ tập họ hàng sẽ không rơi vào tình huống khó xử.
Tết Nguyên Đán là dịp họ hàng, bạn bè sum vầy, cùng nhau ăn những bữa cơm đoàn viên. Tuy nhiên, không khí dù có ấm cúng, vui vẻ đến đâu thì vẫn có những quy tắc mà chúng ta phải giữ gìn và dạy dỗ trẻ nhỏ cẩn thận. Nếu không, chúng ta rất dễ bị người khác đánh giá là bất lịch sự, chưa chu đáo, kỹ lưỡng trong vấn đề dạy con.
Câu chuyện của gia đình chị Dương (Trung Quốc) là một ví dụ điển hình. Dịp Tết này, vợ chồng chị cho con về quê chồng ăn Tết. Họ hàng nhà chồng chị rất đông nên lúc ăn cơm vô cùng náo nhiệt. Tuy nhiên, con trai chị (6 tuổi) thì có vẻ không hào hứng lắm với bữa tiệc. Mới chỉ ăn được một lúc, cậu nhóc đã đứng dậy vươn vai, muốn ra phòng khác xem TV. Khi người lớn hỏi: “Ơ kìa Tiểu Lượng, sao không ăn nữa?”.
Cậu nhóc vô tư trả lời: “Chẳng ngon, cháu chẳng ăn nữa”. Câu nói của con trai khiến chị Dương ngại đỏ mặt còn người lớn trong nhà thì khẽ nhăn mặt rồi cười gượng. Sau khi ăn uống xong, chị Dương nghe thấy mọi người kháo nhau, chê nhà chị dạy con kém.
Tết Nguyên Đán là dịp họ hàng, bạn bè sum vầy, cùng nhau ăn những bữa cơm đoàn viên. Tuy nhiên, không khí dù có ấm cúng, vui vẻ đến đâu thì vẫn có những quy tắc mà chúng ta phải giữ gìn và dạy dỗ trẻ nhỏ cẩn thận. (Ảnh minh họa
Thực tế ở trên bàn ăn, có những điều được xem là cấm kị. Cha mẹ cần dạy con trước các phép tắc ứng xử cơ bản để khi ăn uống đông người, trong các buổi tụ tập họ hàng sẽ không rơi vào tình huống khó xử. Cụ thể như sau:
– Không chê thẳng thừng “Thức ăn này quá tệ”, “Thức ăn chẳng ngon”
Đây là cách bày tỏ sai, được xem là thô lỗ, khiến không chỉ người đãi tiệc mà cả những người tham gia ngại ngùng. Cha mẹ cần dạy con tuyệt đối không nói câu này trong những ngày Tết. Thay vào đó, khi cảm thấy không ngon miệng, con có thể im lặng, ăn món mình thích hơn. Khi được hỏi tại sao không ăn những món khác, con có thể nói: “Con/cháu ăn không quen những món này”.
– Không lật/úp con cá
Nhiều người quan niệm rằng, việc lật/úp con cá là một điềm gở, đặc biệt là với những người ngư dân. Vì vậy trong ngày Tết, nếu mâm cơm có món cá thì cha mẹ cần nhắc con tuyệt đối không làm hành động này. Khi muốn ăn tiếp, con có thể nhờ người lớn gỡ hộ phần xương cá ra và gắp tiếp.
– Không hỏi người lớn: “Cô/chú có muốn ăn thêm cơm không?”
Cách diễn đạt này được cho là thiếu tế nhị, khiến người lớn ngại ngùng vì hành động ăn thêm cơm dường như là đang “đi ăn xin”. Khi thấy bát cơm của khách đã hết, nếu có nhã ý con trẻ có thể chủ động nói với người lớn: “Để cháu xới thêm cơm cho bác ạ”. Câu nói này mang hàm ý quan tâm và lịch sự, tế nhị hơn rất nhiều.
– Khi rời khỏi bàn ăn, không hồn nhiên nói “Cháu không ăn nữa, cháu no rồi”
Đúng thật là con đã no rồi, nhưng không nên nói ra câu này để tránh làm mất hứng ăn uống của những người ngồi lại mâm. Cách lịch sự nhất là nói: “Cháu ăn xong trước, cô dì chú bác thong thả ăn tiếp nhé ạ”. Chỉ là câu nói đơn giản nhưng người nghe cảm thấy dễ chịu, cũng đánh giá cao hơn phép tắc cư xử của chúng ta và cách giáo dục của gia đình.
Bên cạnh những câu nói, hành động trên thì cha mẹ cũng cần lưu ý, nhắc con không làm một số hành động cấm kị khác như: Không cắm thẳng đôi đũa vào bát cơm, không xúc cơm quá đầy, không gõ chén đũa, không cắm cúi ăn mà không để ý đến mọi người xung quanh, không vừa ăn cơm vừa bấm điện thoại,…