Đạo diễn Dương Khiết đã phải nuốt nước mắt kể lại kết cục thảm thương của chú ngựa Bạch Long Mã sau khi bộ phim đóng máy.
Với rất nhiều khán giả xem phim truyền hình, Tây Du Ký bản năm 1986 đã trở thành một phần trong tuổi thơ tươi đẹp của họ. Dù trình độ kỹ xảo thời đó còn nhiều khiếm khuyết, song sự đầu tư công phu của đoàn làm phim và khả năng diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên đã khiến bộ phim trở thành một hiện tượng của nền điện ảnh Trung Quốc.
Những câu chuyện hậu trường, đời tư của các diễn viên trong bộ phim cũng được giành được sự quan tâm to lớn của đông đảo khán giả.
Để tạo nên những thước phim chân thật nhất, đạo diễn Dương Khiết và đoàn làm phim Tây Du Ký không ngại trèo đèo vượt suối, đi tới nhiều địa danh khắp Trung Quốc. Không chỉ vậy, vấn đề vai diễn của Bạch Long Mã cũng đã khiến cho họ phải đau đầu.
Đoàn làm phim đã đi khắp nơi để tìm kiếm một chú ngựa trắng có khí chất thần tiên. Ảnh: Sohu
Trong phim, Bạch Long Mã vốn là hiện thân của thần tiên, cho nên nó có khí chất riêng của mình, dù đa số thời gian nhiệm vụ của nó là cho con người cưỡi trên lưng, nhưng nó cũng cần có sức khỏe tốt và hiểu được mệnh lệnh của con người.
Vì có nhiều thước phim phải quay cận cảnh, cho nên phải tìm được một con bạch mã thật đẹp. Đạo diễn Dương Khiết từng tính dùng con ngựa đã được nhuộm màu lông, tuy nhiên, khi quay cận cảnh vẫn bị lộ ra màu thật sự, nên đành phải tìm một con ngựa trắng hoàn toàn.
Cuối cùng, ở tận Xilin Gol của Nội Mông, bà đã tìm được một con ngựa trắng, nó từng thuộc sở hữu của đội trưởng đội kỵ binh, đã sống cùng với đội trưởng một thời gian dài.
Đạo diễn Dương Khiết và Bạch Mã (Ảnh: Internet)
Chủ nhân vốn không đồng ý cho chú ngựa đến đoàn làm phim, song vì đạo diễn Dương Khiết nhiều lần khẩn cầu nài nỉ, cũng đành chấp nhận. Từ đây, số phận của con vật đã rẽ sang một hướng khác, cũng là khởi đầu của những tháng ngày đau khổ mà nó phải hứng chịu cho tới cuối đời.
Cuộc đời rẽ hướng từ khi quay phim
Trong quá trình làm phim, Bạch Long Mã phải chịu rất nhiều khổ cực, nhiều lần suýt mất mạng. Nó thường hay bị ngã lộn ngược khi leo trèo trên các con đường núi khúc khuỷu, bị trượt chân khi đi trên băng, giẫm phải đá nhọn,… Tuy nhiên, nó không chỉ phải gánh vác trách nhiệm của bản thân mình, mà còn phải đảm nhận nhiệm vụ của một diễn viên chuyên nghiệp.
Ảnh: Internet
Khi bộ phim Tây Du Ký được hoàn thành, số phận của Bạch Long Mã lại trở thành một câu hỏi khó. Đoàn làm phim không thể mang nó về nuôi được, cho nên đạo diễn để nó và các đạo cụ làm phim ở lại phim trường Vô Tích (Giang Tô, Trung Quốc).
Tại đây, Bạch Long Mã bị biến thành một con thú mua vui, mọi người thường đến đây để ngắm nhìn rồi cưỡi lên lưng nó. Mỗi ngày, nó phải chở hàng trăm người, gần như không có thời gian nghỉ ngơi.
Năm 1995, khi đạo diễn Dương Khiết quay trở lại phim trường thăm Bạch Long Mã, nó đã gầy gò ốm yếu đến trơ xương. Tuy nhiên, điều khiến bà càng thêm đau lòng đó là, năm 1997, khi một lần nữa nghe được tin tức từ Bạch Long Mã, nó đã không còn tồn tại trên cõi đời này, thậm chí không ai biết nó được chôn cất ở đâu, chết lúc nào.
Theo quy định của quân đội, nó đáng lẽ nên được chôn cất trịnh trọng trong vinh quang, vì những cống hiến của nó cho nền điện ảnh Trung Quốc. Sau tất cả những cống hiến mà nó đã bỏ ra, nó vẫn tiếp tục bị bóc lột, rồi chết trong cô đơn và lạnh lẽo.
Đôi mắt Bạch Long Mã đượm buồn như chính kết cục của cuộc đời nó (Ảnh: Internet)
Câu chuyện về kết cục của con ngựa Bạch Long Mã trong đoàn làm phim Tây Du Ký, cũng giống như câu chuyện của rất nhiều động vật khác.
Dùng sức lao động của các loài động vật để phục vụ cho cuộc sống là nhu cầu chính đáng của con người, nhưng cách mà họ đối xử với những con động vật đó, lại là một sự thật đáng bàn, bởi nó phản ánh trình độ văn minh của cả xã hội.
Đằng sau câu chuyện của chú ngựa Bạch Long Mã, rốt cuộc, chính là lòng tham và sự lạnh lùng đến cùng cực của con người.