Vào một ngày mưa tầm tã của mùa hè năm 1962 tác phẩm ” Chuyến tàu hoàng hôn” được ra đời. Hôm đó sau khi đã hoàn thành xong phần nhạc nhưng vẫn chưa có lời bài hát, thế nên nhạc sĩ Minh Kỳ đã mang tác phẩm chưa hoàn thiện của mình đến nhờ nhạc sĩ Hoài Linh viết lời. Bài hát được viết tại Thị Nghè và sau đó được nhà xuất bản Tinh hoa Miền Nam xuất bản và tái bản trong hơn 60 thập niên qua.
Chiều nao tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà.
Hoàng hôn đến đâu đây màu tím dâng trong hồn ta.
Muốn không gian đừng tan, níu đôi chân thời gian
Ngừng trôi cho giây phút chia ly này kéo dài.
Trước khi phân kỳ ước sao cho tàu đừng đi.
Xe lăn trong đêm khuất xa dần biết đâu tìm.
Mưa thu bay bay sắt se lòng ướt vai mềm.
Hoàng hôn dần buông
Mà ai còn đứng im trong chiều sương xuống.
Tiễn chân nhau trong một buổi chiều tà, hoàng hôn buông xuống tím ngắt một khoảng trời vắng lặng, trong tâm hồn người con gái dâng lên một nỗi buồn khó tả. Muốn cho không gian này đừng tan biến, phút giây chia ly này đừng trôi qua, để đôi ta có thêm chút thời gian bên nhau, nói hết tâm tư tình cảm trước lúc “phân kỳ”.
Đoàn tàu đã lăn bánh rời sân ga mang theo người trai lính chiến khuất dần về phía chân trời xa thẳm. Buổi chia tay trong làn mưa thu càng làm cho tâm trạng người con gái thêm sầu tủi, hoàng hôn đã phủ kín bầu trời nhưng sao bóng dáng ấy vẫn đứng im trông theo hình ảnh người trai đã khuất nẻo.
>Tâm tư cô đơn trách con tàu nỡ sao đành,
Đem bao yêu thương đến nơi nào – cách đôi tình.
Đường bao nhịp nối, tình trăm nghìn mối,
Trông theo một bóng người.
Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ,
Nhìn theo phía chân mây, đợi chuyến xe xưa về chưa,
Nếu hay chăng người ơi, chốn xa xôi chàng trai,
Còn đem yêu thương khắc lên muôn vạn oán hờn,
Nếu mai đây về, cũng trên chuyến tàu hoàng hôn…
Sinh ra trong thời chiến, có mấy cuộc tình được trọn vẹn. Chúng ta hy sinh tình yêu lứa đôi để đặt tình yêu đất nước lên hàng đầu. “Tâm tư cô đơn trách con tàu nỡ sao đành” dẫu tâm tư này mang nặng cô đơn, dẫu cho nhớ nhung đến hờn tủi nhưng sao có thể trách người đi vì non nước, vì dân tộc. Chiến trường khốc liệt biết bao hiểm nguy rình rập tính mạng, đường tàu có bao nhiêu nhịp thì trong lòng em có bấy nhiêu mối lo lắng cho người ra đi.
Biết bao năm nơi quê hương này em trông ngóng đợi người trở về, biết bao lần hoàng hôn khuất trong màn sương em vẫn ngóng tin anh. Đợi chuyến tàu năm cũ lại đưa anh trở về.
Phù Sa
21/10/2020