Kinh Doanh Sách Giáo Khoa Lãi Thì Ai Lỗ, Nếu Không Phải Là Dân

Mặt hàng phục vụ giáo dục là sách giáo khoa mà lãi đến mấy trăm tỉ, lãi vượt 250% kế hoạch. Giờ mới hiểu vì sao sách giáo khoa tăng giá gấp 3 lần. Giờ mới hiểu vì sao phải “khổ to giấy đẹp”.

Kinh doanh sách giáo khoa lãi thì ai lỗ, nếu không phải là dân

Lợi nhuận NXB Giáo dục đạt đến 250% kế hoạch, trong chính cái năm mà nhân dân chịu bão kép: Dịch C.o.v.i.d-19 và bão giá. Ảnh: Hải Nguyễn
Chị Nguyễn Thị Hòa, một phụ huynh học sinh ở Thanh Hóa từng “lo đứt ruột”, từng muốn tăng xông vì giá cả SGK ngày càng “leo thang”.

Trước, nhà trường bán kiểu “combo” mỗi phụ huynh như chị Hoà phải m.ấ.t đến 800.000 đồng để mua 1 bộ sách có kèm sách tham khảo, bộ dụng cụ học tập…

Thêm các chi phí như vở viết, quần áo… Tính sơ sơ đến ngót 5 triệu đồng.

Đó là trước khi SGK tăng giá.

Hoà nói chị có “tận 3 con”. Nhưng năm nào học xong cũng phải thay mới hết.

Khi SGK tăng gấp 2, gấp 3 vì “khổ to giấy đẹp”, có nghĩa rằng sẽ “tốn kém lắm”, nhưng rồi còn có cách nào khác đâu ngoài việc… “cắn răng”. Đấy! SGK thiết yếu có khác gì cơm ăn nước uống hàng ngày đâu.

Chắc chị Hoà, cũng như các bậc phụ huynh, cũng như nhân dân chúng ta hẳn phải s.ố.c lắm khi kết quả kinh doanh của NXB Giáo dục vừa công bố với tổng doanh thu đến 1.828 tỉ đồng, trong đó 97% đến từ hoạt động pha’t hành sách.

Nếu chưa đủ tăng xông thì đây nữa “Lãi sau thuế của họ lên đến 287 tỉ đồng, đạt tới 250% kế hoạch mà cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và đào tạo đã giao”.

Vẫn chưa hết: Năm ngoái, khi nhân dân ngắc ngoải vì d.ị.ch C.o.v.i.d-19, vì bão giá thì NXB độc quyền in sách giáo khoa (SGK) này đã in hơn 184 triệu quyển SGK, vượt 40% so với kế hoạch.

Vượt kế hoạch 40% – Giờ mới biết vì sao có chuyện SGK dùng 1 lần, phí phạm ngàn tỉ mỗi năm. Mới biết vì sao SGK cứ thay đổi với tốc độ nhanh như vậy.

Lãi 250% kế hoạch – Giờ mới hiểu vì sao dân kêu SGK mới tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 sách cũ.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Phan Viết Lượng từng nói đến “một ai đó”, rằng: SGK cũng có thể coi là sản phẩm thiết yếu, nên cần phải định giá cho phù hợp. Không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá sách lên được.

Một ai đó thì là ai? Thật ra dân biết lâu rồi, nhất là trước mỗi kỳ khai giảng, phải móc sạch túi cho những bộ SGK dùng một lần. Những bộ sách mà có người từng nói là “kỹ thuật” của người làm sách.

Một số ngành, một số doanh nghiệp, nhất là thuộc những ngành độc quyền về hàng hoá thiết yếu lẽ ra không nên lãi khủng. Lẽ ra nên thấy xấu hổ vì thu quá nhiều tiền. Bởi nếu việc kinh doanh SGK là lãi khủng thì ai sẽ là người lỗ thảm, ai sẽ rỗng túi nếu như không phải là dân!

Nguồn: https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/kinh-doanh-sach-giao-khoa-lai-thi-ai-lo-neu-khong-phai-la-dan-1063734.ldo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *