Trung úy Đỗ Đức Việt: “Xong vụ này tao sẽ lấy vợ”, ai ngờ…

Bàng hoàng, đau xót, trăn trở – đó có lẽ là cảm xúc chung của nhiều người vào chiều qua, khi có đến 3 cán bộ, ᴄʜɪếɴ sĩ đã mãi mãi không trở về trong khi làm nhiệm vụ dập tắt đám cha’y ở quán karaoke phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy (Hà Nội) chiều 1/8.

Hà Nội vừa bước vào ngày thu đầu tiên, mùa được coi là đẹp nhất trong năm, cũng như như độ tuổi đẹp nhất của những chiê’n sĩ trẻ đầy hoài bão và khát khao được cống hiến, giúp đời, giúp người.

Những cuộc gọi chỉ còn tiếng tút tút vô vọng, tin nhắn đã gửi không có phản hồi, bạn bè, người thân và cả những người không quen biết lục tìm lại những dòng cảm xúc, chia sẻ của Trung úy Đỗ Đức Việt (SN 1998, cán bộ PCCC, một trong những ᴄʜɪếɴ sĩ нι sιɴн). Nhiều người, thậm chí cả những người không hề quen biết, đã không thể ngăn nổi những giọt nước mắt tiếc ᴛʜươɴɢ.

Trái với công việc luôn ngày ngày phải tiếp xúc với hiểm nguy, với bụi bặm, khói lửa, Việt là một cậu lính trẻ với tâm hồn trong trẻo, vô tư và hồn nhiên như những chàng trai ở chính lứa tuổi 24 ấy. Mới chỉ tháng 5/2022, chia sẻ về một lần làm nhiệm vụ, Việt đã viết: “Tròn một năm được các cụ độ. Suýt thì ngỏm”. Ai mà ngờ chỉ hơn hai tháng sau, một vụ hoả hoạn khác đã ᴄướᴘ em đi mãi mãi.

Trong dòng suy tưởng về Việt, Ngọc Hiền – bạn thân của em đã viết: “Người ta thường bảo sinh nghề tử nghiệp. Cậu lúc nào cũng yêu nghề, yêu đến độ luôn cố gắng ḃảǿ ᶌệ danh dự ngành hết mức có thể. Vậy nên tớ tin rằng, cậu sẽ không bao giờ hối hận vì đã thực hiện nhiệm vụ ngày hôm nay!

Tớ vẫn còn nhớ cậu hay thường dặn tớ “Làm vợ công an thì phải biết chịu thiệt một tí, vì nghề bọn tớ ấy mà, có phải ai cũng hiểu được đâu, nếu đến vợ mình mà còn không thông cảm được thì buồn lắm”. Tớ nhớ rồi nên cậu cứ yên tâm nhé!

Cậu đã sống một cuộc đời dù ngắn ngủi, nhưng vô cùng rực rỡ huy hoàng. Mong rằng ở muôn vàn cuộc đời khác, mọi điều bình an sẽ mãi cạnh bên cậu!

Mang theo đàn guitar và yên nghỉ nhé, Đức Việt ơi!”.

Trung úy Đỗ Đức Việt, 24 tuổi – ᴄʜɪếɴ sĩ нι sιɴн khi dập lửa và cứu hộ, cứu nạn vụ ᴄʜáʏ.

H.M – người bạn thân của Việt có mặt tại nhà tang lễ bệnh viện 19/8 đã nghẹn giọng khi kể lại lần gặp cuối cùng, đó là dịp đi mừng sinh nhật một người bạn chung.

Suốt những ngày tiếp theo, hai người không liên lạc do công việc trái giờ giấc. Và hôm nay, lần gọi cuối cùng khi nghe tin Việt gặp nạn, nhưng M. chỉ nghe thấy những tiếng tút dài, Việt đã không nhấc máy.

“Bạn đã bỏ tôi đi không một lời chào, sao như vậy được Việt ơi”, M. nấc nghẹn.

Một người bạn của tôi đã từng liên lạc với Việt 4 năm trước, khi video quay cảnh em giúp đỡ hai cụ già gánh rau qua đường viral trên mạng xã hội nhận xét “Việt lễ phép, khiêm tốn và giản dị”. Khi ấy, em là sinh viên năm cuối tại trường ĐH Phòng ᴄʜáʏ chữa ᴄʜáʏ, đang thực tập tại Phòng cảnh sát PCCC số 9, Hà Đông, Hà Nội.

Tháng 6/2018, khi đang trên đường từ cơ quan về, Việt chờ đèn đỏ ở ngã ba Ba La, thấy hai bà cụ có vẻ mệt vì gánh rau khá nặng, trời nắng gắt, đường lại đông đúc lúc tan trưa, em đã không ngần ngại chạy lại gánh rau và giúp các cụ băng qua đường.

Đức Việt chia sẻ: “Mình đơn giản chỉ là thấy người già khó khăn thì giúp đỡ. Điều làm mình vui nhất không phải những lời khen, mà là thấy ấm lòng khi được bà cụ cho nải chuối tiêu ăn rất ngọt và thơm”.

Khi cứu được một chú chó ra khỏi đám cha’y hồi năm ngoái, Việt đã viết “Chào cậu, nhân vật được tớ đưa ra khỏi vụ cha’y ngày hôm nay. Cậu đang mang bầu phải không? Chúc cậu hạ sinh những chú cún thật đáng yêu, khoẻ mạnh và cũng dũng cảm như cậu ngày hôm nay nhé”.

Việt giúp người, giúp con vật thoát khỏi hiểm nguy, giúp bạn học là diễn viên nhập vai cảnh sát sao cho chân thật…

Chàng ᴄʜɪếɴ sĩ cảnh sát PCCC vỗ về chú chó được cứu thoát sau một vụ ᴄʜáʏ năm 2021.

Mẹ em chắc chắn đã rất tự hào về em, khi em làm được một việc tốt, mẹ em đã nhắn nhủ “Ấm của mẹ, con trai mẹ đã trưởng thành và mẹ luôn ủng hộ con”.

Còn bi kịch nào hơn thế đối với các bậc sinh thành. Chiều con xin phép đi làm nhiệm vụ nhưng tối con không về ăn bữa cơm với cha mẹ nữa, nơi mẹ đến gặp con lại là nhà tang lễ bệnh viện, bà bàng hoàng thốt lên: “Sao lại vào đây, vào đây làm gì, tôi không vào đâu…”. Bao nhiêu nỗi đau vỡ oà trong tiếng kêu xé ʟòɴɢ ấy.

Sau khi Việt dũng cảm hi sinh khi làm nhiệm vụ, thầy giáo từng dạy Việt ở trường THPT cũng nghẹn ngào kể về cậu học trò của mình: “Em nhiệt tình, tốt bụng và tình cảm, ra trường rồi nhưng năm nào trường có sự kiện cũng về với thầy, cô”.

Việt làm nhiều việc tử tế, từ những việc nho nhỏ thôi nhưng đáng quý, đáng trân trọng. Cha mẹ, thầy cô đều tin tưởng, gửi gắm em sẽ mang cái tâm trong sáng ấy đi giúp đỡ mọi người.

Việt từng bộc bạch về ước mơ trở thành lính cứu hỏa: “Là con trai, từ bé mình thích xem phim siêu nhân, và nghịch lắm. Siêu nhân lại hay cứu người, từ đó mình có ước mơ. Khi lớn xíu, mình có chứng kiến vài vụ cha’y. Mình thấy người dân được cứu ra khỏi đám cha’y nhờ lính cứu hỏa. Mình cảm tưởng họ giống siêu nhân vậy nên quyê’t tâm nuôi dưỡng ước mơ, hy vọng sẽ trở thành một lính cứu hỏa”.

Đọc lại những dòng chữ này, nước mắt tôi không cầm được mà trào ra. Một chàng trai trẻ, hiền lành với trái tim ấm áp, một chiê’n sĩ kính nghiệp đã cống hiến trọn vẹn cuộc sống mình cho nghề, một người bạn luôn nở nụ cười trên môi mà ai ai cũng trân quý…

Xin trích dẫn câu nói nổi tiếng của Dan Rowan, người lính cứu hỏa đầu tiên lao vào toà tháp đôi – 17 năm sau kể lại khoảnh khắc đó: “Khi mọi người tháo chạy từ trong ra, thì chúng tôi chạy vào. Hành động đó xuất phát từ trong tim, bạn biết chứ, chúng tôi không nghĩ về những hậu quả”.

Hôm qua cũng thế. Những người lính lao vào ngọn lửa với “nhận thức rõ được rằng mình và những đồng đội của mình hoàn toàn có thể нι sιɴн”.

Và họ vẫn chọn cứu người, dù chẳng còn được trở về nhà nữa!

Nhưng, ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, an toàn thì gian khó, hiểm nguy sẽ giành phần ai?

Trung tá Đặng Anh Quân; Trung úy Đỗ Đức Việt và Binh nhất Nguyễn Đình Phúc đã нι sιɴн để ḃảǿ ᶌệ cuộc sống bình yên của nhân dân. Một tổn thất lớn của lực lượng CAND nói chung, lực lượng cảnh s.á.t Phòng cha’y chữa cha’y và Cứu nạn cứu hộ nói riêng.

Xin chia buồn sâu sắc tới gia đình của 3 cán bộ, chiê’n sỹ đã нι sιɴн mạng sống của mình để cứu được 8 người dân trong đám ᴄʜáʏ.

17 ngày nữa là đến ngày thành lập lực lượng CAND, và các anh đã không thể có mặt cùng đồng đội trong ngày 19/8/2022.

Các anh đã dấn thân mình lao vào cõi ch.ê’t để giành lại sự sống cho những người khác và trở thành ʟɪệᴛ sỹ giữa thời bình:

“… Tôi mong sao những người chiê’n sĩ

Bớt những khó khăn giữa thời bình

Họ dành thời thanh niên trẻ trai

Dành nốt cho đồng bào gối chăn

Ôi có những con người quanh tôi

Tranh đấu thầm lặng giữa mọi người

Đổi cuộc đời riêng lấy bình yên

Mong những điều thật bình thường…”.

Đại tá Trần Ngọc Dương và Đại tá Phạm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội động viên chị Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (mẹ Binh nhất Nguyễn Đình Phúc, áo đen bên trái) và anh Đỗ Văn Tư (bố Trung úy Đỗ Đức Việt).

Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Bùi Tuấn Anh chia sẻ, vụ ᴄʜáʏ quán karaoke số 231 Quan Hoa làm 3 cán bộ, ᴄʜɪếɴ sĩ cảnh sát PCCC нι sιɴн khi cứu hoả là một ᴛᴀɪ ɴạɴ đᴀᴜ xóᴛ.

Theo ông Bùi Tuấn Anh, ngay chiều tối ngày 1/8 các cơ quan của TP và quận đã tổ chức thăm hỏi, chia buồn với gia đình các ᴄʜɪếɴ sĩ. Quận Cầu Giấy cũng sẽ có chính sách hỗ trợ đối với thân nhân gia đình các ᴄʜɪếɴ sĩ.

Theo Danviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *