Nhiều người khi nhắc tới bác sĩ bệnh viên vẫn có cái nhìn khắt khe, thậm chí là nghĩ đến những điều không hay. Thế nhưng, sau tất cả, những hình ảnh y bác sĩ mệt nhoài, gục ngã nhưng vẫn cố gắng vì bệnh nhân vẫn không hề thiếu.
Mới đây, trên báo cũng vừa đăng tải hình ảnh một nữ điều dưỡng làm việc suốt nhiều giờ đồng hồ, đã mệt lắm rồi nhưng vẫn cố nắm chặt tay người bệnh. Nhìn hình ảnh đó ai cũng không khỏi xúc động vì sự hy sinh của người thầy thuốc. Có thể nó chỉ là một hành động nhỏ thôi nhưng lại như là cách truyền tải sự yêu thương và động viên tới người bệnh.
Cụ thể câu chuyện này, mọi người xem bên dưới nhé.
Nữ điều dưỡng nắm chặt tay bệnh nhân. Ảnh: VNN
Hình ảnh nữ diều dưỡng trẻ ngồi dưới băng ca tạm nghỉ sau nhiều giờ làm việc liên tục đang nắm chặt tay bệnh nhân lớn tuổi đang thực hiện thủ thuật này được bác sĩ Từ Kim Thanh (Trưởng khoa Thận Nội tiết, Bệnh viện Lê Văn Thịnh) chia sẻ.
Đây là hình ảnh mà bác sĩ Thanh chụp lại khi quan sát camera giám sát. Nữ điều dưỡng trong ảnh là Châu Thị Yến Trinh còn bệnh nhân kia đã 77 tuổi.
Chị Trinh kể lại: Bà cụ bị bệnh thận và đã phải chạy thận 10 năm nay ở cơ sở khác. Bà vừa được chuyển tới bệnh viện Lê Văn Thịnh 2 ngày nay. Bà đã được phẫu thuật để tạo cầu nối động – tĩnh mạch ở hai tay, 2 đùi nhiều lần, mạch máu xơ vữa nhiều. Vì vậy, khi tới bệnh viện Lê Văn Thịnh, bác sĩ phải thực hiện thủ thuật đặt đường hầm bên cổ trái để tiến hành lọc máu.
Bình thường, thủ thuật này kéo dài từ 1,5 – 2 tiếng. Trong thời gian đó, bệnh nhân được gây tê và tiêm thuốc giảm đau. Tuy nhiên, vì bà cụ tuổi đã cao, sức yếu nên việc thực hiện khá khó khăn. Toàn bộ quá trình siêu âm, xử lý các phát sinh… kéo dài tới tận 5 tiếng đồng hồ.
Mặc dù đã được tiêm thuốc giảm đau và gây tê nhưng bà cụ vẫn sợ hãi và một mực đòi về. Bà nói rằng không muốn chạy thận nữa, để cho bà ‘đi’ thôi nhưng người con cứ bắt phải làm. Vì vậy, chị Trinh cùng các y bác sĩ trong ekip phải động viên, dỗ dành rằng con cái thương bà, muốn bà sống cùng con cháu nên mới muốn bà chạy thận. Nói một hồi thì bà cũng đồng ý.
Dù đã thực hiện các thủ thuật liên quan tới y tế nhiều lần, song bà vẫn rất sợ hãi. Bà nắm chặt tay nữ diều dưỡng không buông như một cách để tiếp thêm sức mạnh cho bản thân. Tuy nhiên, vì hôm đó ‘tôi làm việc gần 12 giờ liên tục nên khá mỏi chân. Tôi định ngồi nghỉ chút nhưng bà bảo cho bà nắm tay để bớt sợ. Thế nên tôi ngồi xuống tại chỗ luôn. Chuyện chỉ có thế thôi’, chị Trinh cười nói.
Một bệnh nhân đang chạy thận. Ảnh minh họa, nguồn: VNN
Với chị Trinh và nhiều người khác, có lẽ đó chỉ là cái nắm tay bình thường. Nhưng với người đang trong hoàn cảnh đầy sợ hãi như vậy thì cái nắm tay đó có ý nghĩa rất lớn đấy.
Chị Trinh bảo, chị đã chăm sóc bệnh nhân chạy thận suốt 4 năm nay. Tất nhiên, không thể tránh khỏi có những lần bị to tiếng, quát mắng. Nhưng chị bảo có thể do người bệnh đang buồn việc nhà, do đau đớn vì bệnh, do mệt mỏi nên mới cáu gắt thế thôi. Chứ ngày mai họ lại xin lỗi ấy mà. ‘Mình không trách bệnh nhân mà thấy thương họ nhiều hơn’, chị ngậm ngùi.
Chị cũng kể, ở đây có những người chạy thận tới cuối đời, có người chẳng ai chăm sóc, có người thì không có tiền… Những điều dưỡng như chị không giúp họ được gì ngoài việc lắng nghe và tâm sự với người bệnh.
Đọc đến đây mà thấy cảm phục. Đi làm đã vất vả lại còn phải chịu cảnh người bệnh rồi người nhà bệnh nhân cáu gắt. Thế nhưng, những người thầy thuốc ấy chẳng để trong lòng. Họ vẫn dùng tình yêu, sự bao dung và lòng vị tha để chăm sóc những người không may mắc trọng bệnh.
BS. Từ Kim Thanh cũng chia sẻ: Chạy thận là việc suốt đời. Những lần mổ tay, đặt tĩnh mạch đùi… khiến bệnh nhân ám ảnh và sợ hãi. Sự đau đớn, mệt mỏi của người bệnh như thế nào thì những người điều dưỡng là người thấy hiểu nhất.
Có lẽ vì câu nói: Tất cả vì bệnh nhân nên những điều dưỡng như chị Trinh dù mệt vẫn luôn cố gắng. CHị Mai Thị Hà là nữ điều dưỡng đã có thâm niên 10 năm gắn bó ở khoa Thận Nội tiết. Công việc của chị không theo giờ hành chính mà chia ca. Nếu ca sau thiếu người hoặc nhiều việc thì chị sẵn sàng ở lại để hỗ trợ. Có những lúc nhiều việc đến mức chị Hà không kịp đón con, con chị phải ở lại trường tới tối mịt.
Công việc của chị cũng chẳng có ngày nghỉ vì bệnh nhân chạy thận không thể ngưng lại được. Có nhiều lúc mệt quá chị cũng muốn dừng lại. Thế nhưng nghĩ tới bệnh nhân và chặng đường 10 năm gắn bó nên chị lại cố gắng tiếp.
Một bệnh nhân 68 tuổi cho biết: Bà phải lọc máu 3 lần/tuần, mỗi lần 3 giờ. Chân phải của bà vừa bị cắt bỏ, tay phải sưng phù, việc đi lại khó khăn nên phải có người dìu hoặc ngồi xe lăn. ‘Bệnh này làm người ta biến dạng, khổ lắm. Chẳng biết cái chân còn lại tồn tại được đến bao giờ. Cũng may là các cô ở đây thương người, nhẹ nhàng với chúng tôi’, bà tâm sự.
Bản thân mình cũng từng trải qua cảm giác đầy sự biết ơn này rồi. Hồi đó mình mới 14, 15 tuổi thôi, cũng phải vào phòng phẫu thuật rồi. Mình sợ lắm mà người thân không được vào. Mình vừa sợ vừa căng thẳng tới mức tim đập nhanh, vã mồ hôi ra xong mếu máo khóc.
Thấy vậy, mấy anh chị điều dưỡng trong phòng cũng ngừng lại xong lại ôm rồi động viên, vỗ về các kiểu. Cảm giá lúc ấy như kiểu mình đang hoang mang, mông lung trên đại dương vô định mà gặp được con thuyền đưa mình vào bờ ấy các mẹ ạ. Cảm động lắm luôn.
Nay đọc bài này trên báo, ký ứ đấy lại ùa về. Đúng là những người hành nghề y, ngoài việc cần kiến thức chuyên môn thì cũng cần có cả tình yêu thương và thấu hiểu nữ nhỉ.