Xe đạp ra đời từ giữa thế kỷ 19 nhưng chiếc này có hai bánh bằng có đường kính bằng nhau như ta thấy hiện nay mới chính thức ra đời ở Pháp vào năm 1885.
Sự kiện trên được báo L’Illustration đương thời đã đăng bài kèm theo bức họa.
Vua Thành Thái sử dụng nó chỉ để đi dạo trong hoàng thành trong lúc rãnh rỗi.
Quan sát thì lúc nầy chưa có “gạc đờ bu” (chắn bùn), xe không sử dụng xích kéo mà dùng hai cây ” lắp” để truyền lực. Đèn xe lúc ấy chưa có dynamo và dường như được thắp sáng bằng dầu …mù u !
Tuy vậy, vua Thành Thái không phải người Việt đầu tiên đi
Ai là người Việt Nam đi xeđạp đầu tiên? Cái này chưa ai biết chính xác!
Thành Thái không phải là người đi đầu tiên, vì lúc đó ông ở Huế, mà chiếc đầu tiên là nhập vô Sài Gòn và dân Sài Gòn đạp xe đạp đầu tiên.
Nam Kỳ đạp xe
Chiếc xe mà Pháp kêu là Bicyclette, Anh kêu là Bicycle,Tàu kêu自行车 Tư hành xa. Dân Nam Kỳ hay lấy hành động đặt tên: thấy ngồi đạp bằng hai cái chân nên đặt là “xe.đạp”.
Những bộ phận của nó được dân Nam Kỳ Vệt hóa hết. Đàng trước có cái tay lái kêu là guy-đông (guidon), dưới chân có bàn đạp pê-đan (pedale), ngồi trên yên là selle de vélo…
Rồi có cái vỏ xe les pneumatiques bằng cao su, ruột xe les chambres a air , phía sau có cái yên để chở người kêu là pọc-ba-ga (porte-bagages). Lại có sợi dây sên -gạc-đờ-sên (garde-chaine), hai cái vè chắn bùn bánh xe kêu là gạc-đờ-bu (garde-boue), căm xe là les rayons, líp xe (roue libre), rồi thắng xe là frein (phanh)….
Xe đạp xưa nhập nguyên chiếc từ Pháp qua ,nhãn của các hãng Peugoet, Mercier, Marila, Follis, Sterling…,mỗi xe đều có một cái ống bơm tay (pompe), một cái dynamo quay điện để sáng đèn đi ban đêm.
Sau đó ra Bắc Kỳ
Nói xe.đạp phải nhắc tới ông Nguyễn An Ninh hồi những năm 1926 làm báo La Cloche fêlée (Cái chuông rè). Ông thường mặc áo trắng, đi xeđạp, tay ôm mớ nhật trình, miệng rao bán khắp Sài Gòn.
Sau khi Pháp đóng cửa tờ báo, ông đạp xe đi bán dầu cù là, vừa bán vừa tuyên truyền chánh trị.
Đô thành Sài Gòn (tên gọi Sài Gòn thời trước năm 1975) mỗi sáng sớm có nhiều công chức đi làm bằng chiếc này, học trò đạp tới trường, tà áo dài trắng và chiếc xe đạp thành biểu tượng của học trò thời bấy giờ.
Xin đọc lại một đoạn văn của ông Hồ Biểu Chánh tả đô thành Sài Gòn hồi năm 1954 trong “Bức thơ hối hận”:
“ Buổi sớm mai, trong thủ đô Sài Gòn, cũng như trong vùng ngoại ô Bà Chiểu Ngã Năm, sự hoạt động của dân cư tạo thành một quang cảnh náo nhiệt cực điểm.
Theo FB/ Nguyễn Gia Việt