Theo “Lịch triều hiến chương loại chí”, Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Đông (nay là tỉnh Hải Dương). Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.
Truyện kể rằng sau khi đỗ Trạng nguyên, Mạc Đĩnh Chi (MĐC) có vào yết kiến triều đình, tuy nhiên Hoàng đế Trần Anh Tông thấy dung mạo ông xấu xí quá, nên không muốn trọng dụng. Để thể hiện phẩm đức và chí hướng của mình, Ông bèn khảng khái cảm tác bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Hoa sen trong giếng ngọc) mà dâng lên Hoàng thượng.
Vì hoa sen vốn có tiết tháo thanh cao, không loài hoa nào sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; vả lại sen này còn được trồng trong giếng ngọc nữa thì lại càng cao quý biết bao. Đĩnh Chi coi mình giống như sen, dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trọc thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết thanh cao, huống chi lại ở vào một thời thế tốt đẹp, nếu vua là đấng thánh minh thì những người như ông càng thêm cao quý và được trọng vọng biết mấy. Sen quý nhưng phải có người sành thì mới biết thưởng thức.
Dưới đây là bài phú “Ngọc tỉnh liên” – Hoa sen trong giếng ngọc, dịch ra văn Nôm:
“Đương khi lửa hạ, khách cao trai thư thả, lời dòng nước biếc, vịnh khúc phù dung; đến bến ao trong, ngâm câu nhạc phủ. Bỗng bóng ai, áo trắng mũ vàng, phất phơ điệu cốt xương tiên, hớn hở tinh thần khác tục. Khách hỏi: từ đâu mà lại? Thưa rằng: từ núi Hoa san. Khách kéo ghế mời ngồi vồn vã, này dưa ngon quả quý bày ra. Chuyện gần thôi lại chuyện xa, nói cười lơi lả, tiệc hoa tơi bời.
Chuyện xong, mới hỏi khách rằng: khách đây quân tử ái liên chăng là? Tiện đây sẵn có giống nhà, vẫn từng gìn giữ nâng niu hoa vàng. Nọ đào lý bỉ thô còn kém, kể trúc mai đơn lạnh còn xa; nào phải giống tăng phòng câu kỷ, nào phải phường lạc thổ mẫu đơn, cũng chẳng phải đông ly đào cúc, mà cũng không cửu uyển linh lan; chính là một giống sen thần, đầu non núi Họa giếng vàng sinh ra. Khách nghe nói: khen thay quý lạ! Phải chăng giống hoa cao mười trượng, ngó cong như thuyền, lạnh giá như băng, ngọt ngon tựa mật, xưa từng nghe tiếng, nay được thực trông. Nghe qua đạo sĩ vui lòng, hoa trong tay áo giữ liền tặng đưa. Khách trông thấy trong lòng hồi hộp, bút ngũ lăng tay thảo nên ca. Ca rằng:
Thủy tinh làm mái cung đình,
Lưu ly lạc để nên hình cung môn,
Pha lê nát nhỏ làm bùn,
Minh châu làm nóc trên cành tưới cây.
Hương thơm bay thấu từng mây,
Bích thiên âu cũng mê say tấc lòng.
Quế xanh khóc vụng tủi thầm,
Tố Nga luống những mười phần giận thân.
Cỏ dao hái chốn Phương tân,
Sông Tương trông ngóng mỹ nhân dãi dầu.
Giữa dòng lơ lửng vì đâu?
Non sông đất cũ cớ sao chẳng về?
Đành nơi lưu lạc quản gì,
Thuyền quyên lỡ bước lắm bề gian truân.
Một lòng trung chính nghĩa nhân.
Lo chi mưa gió, phong trần, tuyết sương!
Chỉn e lạt phấn phai hương,
Tháng ngày thắm thoát, mỹ nhân ai hoài.
Nghe xong, đạo sĩ than rằng: nói chi ai oán thiết tha! Kìa chẳng xem đóa tử vi nở trên ao phượng, hoa thược dược mọc trước bệ vàng, cũng là địa vị thanh cao, thanh danh hiển hách, ơn trên thánh chúa, mưa móc dồi dào. Vội chi tủi phận hờn duyên, nước non lẩn thẩn toan bề đi đâu? Khách nghe nói như tình như cảm, đem lòng riêng kính mộ xiết bao. Khúc trai đình tay tiên đề vịnh, thơ phong đầu giọng ngọc ngâm nga. Nỗi lòng xin giải gần xa, kính dâng một phú hải hà xét xoi”.
Năm 1308, MĐC nhận chiếu chỉ của vua Anh Tông đi sứ nhà Nguyên. Dạo ấy vào đầu mùa hạ, tuy trời ít mưa, nhưng đã mưa thì mưa như đổ nước từ trên trời xuống; đường sá, đồng ruộng, nước trắng băng một màu, việc đi lại gặp trở ngại lớn. Chính vì vậy mà đoàn sứ bộ đến qua ải chậm mất hai ngày. Quan coi ải một mức không cho qua. M ĐC bực lắm, toan quay trở về nhưng nghĩ đến mệnh vua mà mình gánh vác chưa trọn nên nán lại xin đi. Ngẫm nghĩ hồi lâu , viên quan coi ải nói :
– Nghe nói ngài là người có tài văn chương, tài ấy sao không sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một vế câu đối, nếu đối thông suốt, sẽ mở cửa ải; bằng không,xin mời ngài quay lại .
Yên lặng giây lát, viên quan nọ hí hửng ra đối :
– Quá quan trì , quan quan bế, át quá khách quá quan.
(Đến cửa ải chậm, người coi cửa đóng cửa không cho khách qua )
Không cần suy nghĩ lâu, MĐC đối ngay :
– Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.
(Ra đối thì dễ, đối lại thì khó, mời tiên sinh đối trước).
Quan coi ải vái ông hai vái, tỏ ý phục tài, rồi mở cửa cho đi.
Các ông trạng ở Việt Nam
Vũ Ngọc Khánh
Giải Oan
Một bổi chiều hè, trời nắng như đổ lửa, Mạc ĐĩNh Chi và mọi người lúc ấy wa một qu’an nước ven đường. M.ac cho mọi người nghỉ lại. Chủ qu’an là một bà cụ già tóc bạc phơ, đon đả chào khách. Ca’nh đấy không xa có tiếng khơi nước trong xanh. Trên thành giếng có viết 5 chữ : “Ngân bình, kiện thượng tị “. Thấy lạ, Mạc hỏi duyên do. Bà cụ chậm rãi kể :
– xưa có một cô gái bán hàng nước học hành giỏi, chữ nghĩa thông. Gần đây, có một anh học trò muốn ngấp nghé, cứ ngày ngày đi học về, lại vào uống nước tìm lời trêu ghẹo. Một hôm cô hàng nước nói thực với anh:
– Thiếp là con nhà lương dân, có theo đòi bút nghiên, mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu như phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa, Nhưng mà thiếp chưa được biết tài học của chàng ra sao, vậy thiếp xin ra một câu đối, nếu chàng đối được, thiếp tình nguyện xin nâng khăn sửa túi, bằng không, thì xin chàng chớ qua đây làm gì nữa. Anh học trò bằng lòng. Cô hàng nhân trông thấy cái ấm tích bằng bạc, mới ra câu đối rằng:
” Ngân bình, kiện thượng tị ”
(Bình ngọc, mũi trên vai. Ý nói cái vòi trên cổ ấm ).
Anh học trò nghĩ mãi mà không đối được, xấu hổ quá, đành đâm đầu xuống giếng đó chết. Ít lâu sau, người ta cho viết vế câu đối ấy lên thành giếng để thách thức cả thiên hạ, nhưng xưa nay chưa ai đối được .
Nghe đến đây, Mạc cười :
– Câu ấy dễ thế sao không đối được mà phải ngậm oan nơi đáy giếng! Thôi để ta đối giùm giản oan cho hồn kẻ thư sinh.
Mạc Đĩnh Chi bèn đọc :
” Kim tỏa, phúc trung tu”
(Khóa vàng, râu trong bụng. Ý nói cái tua khóa ở trong ruột khóa ).
Sau đó, Mạc bèn sai người viết câu ấy lên thành giếng, bên cạnh câu đối của cô hàng nước năm xưa.
Mọi người đều chịu ông đối giỏi.
Nguồn:
https://www.dkn.tv/van-hoa/nhung-giai-thoai-co-mot-khong-hai-ve-vi-trang-nguyen-thong-minh-nhat-trong-lich-su-nuoc-nam.html
https://kilopad.com/Tieu-su-Hoi-ky-c12/doc-sach-truc-tuyen-cac-ong-trang-o-viet-nam-b4308/chuong-2-giai-thoai-ve-mac-dinh-chi-ti2