Νһà trọ “ᵭộϲ, ӏạ” ở giữa lòng Sài Gòn: tích hợp vân tay, treo giải cuộc thi ca hát, ᵭộ ϲһơі ѕộр mіȇ̃ո ϲһȇ

Với thiết kế xanh, sạch, khu nhà trọ 152 phòng cho công nhân lao động của ông chủ Bình Định Nguyễn Thành Tâm (Q.12, TP.HCM). Việc tổ chức các hoạt động tập thể cùng đầu tư khu trọ ‘độc, lạ’ cùng , theo ông Tâm còn là ‘sự săn sóc, trách nhiệm của mình-‘.

Nhìn thấy tận mắt khu trọ của ông chủ trọ Nguyễn Thành Tâm (56 tuổi) tại P.Thạnh Lộc, Q.12, TP.HCM, mới thấy ngỡ ngàng vì sự khang trang và “kiểu mẫu” của nó.

Khu trọ của ông Tâm được nhiều người biết đến vì nơi đây được chọn là một trong những khu trọ tiêu biểu mà Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức đoàn đến thăm, chúc tết nhân dịp xuân Nhâm Dần năm 2022.

Xanh – sạch – đẹp

Ông Tâm dành tiền tích góp và vay ngân hàng để xây dựng chừng 40 phòng trong mảnh đất 3.000m2 vào năm 2005. “Đầu tư nhà trọ cũng có nhiều thách thức. Lúc đó, ở Q.12 còn vắng người lắm. Sau khi xây xong, hai năm sau tôi cũng phải dành tiền để nâng nền lên cao, tránh ngập nước” – Ông Tâm kể

khu trọ của ông Tâm đã có tuổi thọ 17 năm, hiện có 152 phòng với khoảng 410 nhân khẩu ở trọ chủ yếu là các cặp vợ chồng, gia đình công nhân, người lao động.

Điều đặc biệt của khu trọ là phải qua bảo mật hai lớp bằng vân tay. Các cửa ra vào đều linh hoạt đóng mở và được thiết kế với độ rộng thích hợp để phòng trường hợp cᴀ̂́ᴘcứu, cứu нỏᴀ.

Người ra vào cổng nhà trọ cần phải check vân tay

NGỌC DUY

Để phòng hờ nếu có xảy ra trường hợp cнᴀ́ʏ ɴổ, người ở trọ có thể nhanh chóng di chuyển ra ngoài, thoát thân, ông Tâm xây dựng các đường đi thông thoáng và làm luôn cả đường vòng, ngõ sau ở các phía khu trọ

Thiết kế mái vòm trên các phòng trọ, trông rất cổ kính, Ấy là chưa nói tới mảng “xanh” trong khu trọ. Dưới vòm mái ở lối vào ngõ chính, ông Tâm làm hai hàng chạy dọc song song tới cuối đường để treo các chậu cây và đầu tư luôn hệ thống tưới nước trên cao.

Lối đi chung với hai hàng treo các chậu cây leo ở phòng trọ của ông Nguyễn Thành Tâm (P.Thạnh Lộc, Q.12)

NGỌC DUY

Chưa kể, cứ cách hai nhà, ông lại đặt một chậu cây, hoa do mình tự ươm trồng để tạo thêm sắc xanh cho khu trọ.

Tầm khoảng 9, 10 giờ hình ảnh rất dễ bắt gặp ở khu nhà trọ là hình ảnh nhiều cậu thanh niên kê bàn ghế trước cửa, uống cà phê, phì phà vài điếu thuốc. Buổi chiều tối, trẻ em líu ríu chơi đùa ngoài lối đi chung.

“Tinh thần thoải mái thì mới làm tốt !”

Với mức giá từ khoảng 1,5 – 1,7 triệu đồng/tháng, Mỗi phòng có diện tích tổng khoảng 27 – 28m2 (có gác) công nhân, lao động tự do… ở đủ cả. Có những người thuê 17 năm qua, vẫn sẵn lòng ở lại vì sự hào hiệp của ông chủ trọ.

Người dân khu trọ tranh thủ lúc rảnh rang buổi sáng kê bàn ghế cà phê trò chuyện

NGỌC DUY

Dù đến nay vẫn còn “nợ” ngân hàng tiền tỉ sau khi xây trọ, nhưng độ chơi “sộp” của ông chủ trọ quê Bình Định này thì miễn chê.

Trong vòng 7 tháng kể từ tháng 5.2021 ông Tâm giảm giá tiền tiền phòng trọ mức 200.000 đồng/phòng/tháng (thời điểm P.Thạnh Lộc, Q.12 cùng Q.Gò Vấp là hai nơi đầu tiên áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16); nào việc ông họp bàn với các dãy trọ để phòng, chống dịch Covid-19; nào hai vợ chồng ông tiếp tế đồ ăn, hỗ trợ quà, gạo cho người thuê trọ trong thời gian địa phương giãn cách.

Ông Tâm kể lại: “Trong thời gian đó, nhất là tới cao điểm dịch tháng 7, 8, khu tôi không có ai bị mắc Covid-19. Sau này có hai người nghi nhiễm, tôi chuyển họ xuống một dãy trọ còn trống để tạm cách ly, chi phí cách ly. Sức khỏe của họ đều ổn định cả”,

Ông Nguyễn Thành Tâm giới thiệu tham quan khu trọ xanh sạch đẹp của mình

NGỌC DUY

Hay gần nhất là vào dịp Tết Nguyên đán 2022, ông Tâm bỏ ra trăm triệu để tổ chức tiệc tất niên, mua quà bánh biếu cho các gia đình công nhân, con em

Treo giải tổ chức thi… ca hát

ông Nguyễn Thành Tâm còn bỏ tiền túi để treo giải cho chương trình “Tiếng hát thanh niên, công nhân” tại khu trọ của mình vào dịp tháng 10 hằng năm, trong suốt một thời gian dài,

“Mình làm chương trình để đem đến niềm vui, giải trí cho người dân trong trọ. Nhưng đó cũng tạo nên sự đoàn kết của mọi người với nhau. Người người hăng say cùng nhau luyện tập, ca hát, rủ rê bạn bè đến xem, giao lưu. Sau này, chương trình Tiếng hát thanh niên, công nhân được mở rộng ra toàn quận, tôi tham gia với tư cách đóng góp thôi”, ông Tâm phơi phới nói.

Việc xây khu trọ cho người tứ xứ đến đất mảnh đất chung, không chỉ đơn thuần là một ý tưởng lập nghiệp. Đối với ông Tâm, sự quây quần của những “láng giềng gần” là niềm vui chung. Tinh thần lạc quan, hy vọng của người thuê làm ông ấm lòng.

Như cách ông Tâm nói rằng “chơi phải chơi cho tới”, đó còn là “sự săn sóc, trách nhiệm xã hội” và sự đầu tư bền vững của mình khi kinh doanh.

Cây xanh do chính tay ông chủ dãy trọ ươm trồng, chăm sóc, trang trí khu trọ

NGỌC DUY

Từ thời đi học, ông trưởng thành nhờ công tác đoàn trường, tham gia nhiều hoạt động đoàn thể nên tâm thế luôn muốn năng động, Ông Tâm bộc bạch

Năm 20 tuổi lại lập thân nơi phố thị, ông Tâm đã có quãng thời gian dài làm công nhân, trải qua ở nhiều ngành nghề như điện, cơ khí, xưởng nhà máy… Ông cũng từng sống trong những căn nhà trọ lụp xụp, vắng người và hiểu rõ bao nỗi cơ cực của công nhân, lao động.

Một góc xanh tươi trong khu trọ của ông Nguyễn Thành Tâm

NGỌC DUY

“Tôi ở các khu trọ thấy bí bách, khó chịu. Sau này, khi xây trọ, tôi hiểu rõ, cái quan trọng nhất của người thuê nhà chính là tinh thần của họ. Họ được sống tự do, vui chơi thoải mái thì công việc họ mới ổn định”, ông nói.

Cửa hàng bình ổn giá cho công nhân, lao động của chủ trọ Nguyễn Thành Tâm

NGỌC DUY

Để được khu trọ như hôm nay, trước khi xây dựng, vị chủ trọ này đã dành hàng giờ để khảo sát các mô hình, rút ra những ưu khuyết điểm của các phòng. Về lại địa phương, ông phối hợp với đoàn thanh niên phường để ký kết xây dựng nhà trọ văn minh cho thanh niên, công nhân. Từ đó đến nay, các tiêu chí như an ninh trật tự, khối đoàn trong nhà trọ, xanh – sạch – đẹp, phòng cháy chữa cháy… ông đều đảm bảo.

Liên đoàn Lao động TP.HCM thăm, tặng quà cho các cháu thiếu nhi sống cùng gia đình và ăn tết tại khu trọ của ông Tâm

TRẦN TIẾN

Bà Nguyễn Thị Thanh (56 tuổi) là lao động tự do, chuyên thu gom ve chai. Ở đây đã 17 năm và chưa có ý định dời chỗ, bà lý giải, phần vì ở nơi đây thuận tiện cho đi làm, phần còn vì mến tính tình hào sảng, nghĩa tình thắng thắn và bình đẳng của vợ chồng chủ trọ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *