Thường xuyên tiêu thụ những bộ phận này của con lợn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm.
Lòng già
Lòng già là món ăn được nhiều người yêu thích. Bộ phận này có thể chế biến thành các món luộc, xào, nướng với hương vị hấp dẫn.
Tuy nhiên, lòng già là một phần nội tạng của con lợn. Nó có hàm lượng chất béo cao, ăn càng nhiều càng làm tăng mỡ máu.
Ngoài ra, lòng già còn là nơi chứa chất thải của lợn sau quá trình tiêu hóa vì vậy nó có chứa cả vi khuẩn, ký sinh trùng khó làm sạch. Nếu không sơ chế và nấu chín kỹ, người ăn có thể bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Phổi lợn
Lợn có thói quen hít thở sát đất nên một lượng lớn bụi bẩn, vi khuẩn có thể đi vào trong phổi. Các chất bẩn này sẽ nằm sâu và bám trong phổi. Các nang phổi có kết cấu rất khó làm sạch. Vì vậy, người ăn phổi lợn rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn, bụi bẩn, không hề tốt cho cơ thể.
Gan lợn
Gan lợn là phần nội tạng chứa nhiều chất đạm, vitamin A và sắt tốt cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người bị thiếu máu.
Tuy nhiên, gan cũng là bộ phẩn thải độc của con lợn. Phần lớn các chất đi vào cơ thể lợn sẽ được gan phân hủy. Nếu lợn tiêu thụ những thực phẩm chất độc, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn trong thời gian dài thì độc tố sẽ đọng lại trong gan. Lúc ngày, gan lợn lại trở thành loại thực phẩm có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đặc biệt là hiện nay nhiều người sử dụng thức ăn tăng trọng, thuốc tăng trưởng trong chăn nuôi thì mức độc tố trong gan lợn càng nhiều.
Bên cạnh đó, gan lợn cũng là bộ phận chứa nhiều cholesterol. Trong 100 gram lợn có chứa đến 400mg cholesterol, không tốt cho sức khỏe.
Thịt cổ lợn
Thịt cổ lợn chứa nhiều hạch bạch huyết. Các hạch này chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn, virus… gây bệnh. Dù nấu ở nhiệt độ cao, mầm bệnh cũng chưa chắc bị tiêu diệt hoàn toàn.
Không những thế, phần thịt này còn chứa tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxin. Hấp thu quá nhiều loại hormone này có thể gây ảnh hưởng tới nội tiết và chuyển hóa trong cơ thể, tạo ra hiện tượng buồn nôn, nôn.
Theo Phunutoday