7 thủ đoạn lừa đảo dễ gặp trong bất động sản: Đầu tư, mua bán đất nên biết để tránh bị sập hố

Nắm bắt được 7 thủ đoạn trong môi giới bất động sản, những người đầu tư đất có thể tránh được tình huống “sập hố”.

Bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư được nhiều người yêu thích, cho đây là kênh giữ tiền an toàn. Nhưng cũng vì thế mà có không ít kẻ gian muốn trục lợi, bày ra chiêu trò để lừa đảo. Ngày nay, những thủ đoạn trong mua bán nhà đất ngày càng nhiều và tinh vi hơn, những nhà đầu tư F0 rất dễ bị mắc bẫy.

Không thận trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng, ta rất có thể rơi vào màn kịch đã được chuẩn bị sẵn. Dưới đây là 7 thủ đoạn thường gặp khi đầu tư bất động sản mà ai cũng nên biết để tránh cảnh “sập hố”:

Giấy tờ có công chứng nhưng sổ đỏ giả

Giấy tờ có công chứng nhưng sổ đỏ giả

Không ít trường hợp kẻ gian làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) hoặc vờ làm mất và báo cơ quan nhà nước cấp alji. Chúng dùng giấy tờ này đem đi công chứng rồi tạo dựng lòng tin với người mua.

Cần lưu ý, hiện tại văn phòng công chứng chỉ có chức năng kiểm tra thông tin trong sổ đỏ và tình trạng thửa đất (tranh chấp, kê biên, thế chấp…) mà không có trách nhiệm hay khả năng chuyên môn nghiệp vụ để xác nhận sổ đỏ là thật hay giả. Để tránh bị lừa, hãy cùng chủ sở hữu mang sổ đỏ tới kiểm tra và xác minh tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Sở tài nguyên môi trường.

Nhiều người cùng đứng tên bất động sản

Đây là một trong những chiêu trò lừa đảo thường thấy hiện nay, chỉ cần người mua lơ là cảnh giác là có thể sập bẫy. Đầu tiên, đối tượng sẽ đăng tin rao bán với giá tương đối thấp so với thị trường, với hình ảnh sổ đỏ, giấy tờ rõ ràng, với nhiều lời mời gọi hấp dẫn,…

Sau khi tiếp cận dược “con mồi”, kẻ lừa đảo sẽ dụ dỗ người mua cả tin xuống tiền cọc trước, hoặc trả một phần tiền với cam kết giấy tay. Sau khi nhận được tiền, kẻ gian lập tức biến mất không một dấu vết.

Nhà đất bị kê khai tài sản

Mua phải nhà đất bị kê khai tài sản mà không biết

Không thiếu trường hợp người mua bị lừa mua bất động sản của người đang phải thi hành án. Giữa thời gian toàn tuyên án tới lúc thi hành, những người này sẽ tìm mọi cách để bán nhà, sang tên hòng lấy tiền mặt. Trong một số trường hợp, họ sẽ tẩu tán số tiền này chứ không dùng để thi hành án theo yêu cầu của tòa.

Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi hành án dân sự quy định: “Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự”.

Nói cách khác, nếu người bán không còn tài sản khác hay không đủ tài sản để thi hành án, căn nhà bạn vừa mua vẫn có thể bị kê biên.

Giấy tờ nhà đất là thật, nhưng người bán không phải chủ nhà

Đây là trường hợp kẻ lừa đảo tự xưng là chủ nhà, cho xem sổ đỏ thật khiến ta tin tưởng mà đặt cọc tiền. Thủ đoạn ở đây là kẻ gian sẽ đóng giả người mua nhà trước, liên hệ với người bán, yêu cầu cho xem sổ đỏ rồi xin bản photocopy để làm sổ giả.

Một kẻ khác đóng vai người mua nhà, đề nghị chủ nhà cho xem sổ đỏ rồi đánh tráo. Sau đó, chúng dùng giấy tờ thật, tự xưng chủ sở hữu rồi bán bất động sản cho người khác.

Đóng vay khách hàng để đẩy giá

Đây là chiêu trò thường được áp dụng khi người mua phân vân, lưỡng lự về bất động sản do giá cao hơn so với mặt bằng chung. Khi người mua còn đang đắn đo, sẽ có một người khác đến hỏi giá bất động sản đó, thậm chỉ trả giá cao hơn và sẵn sàng đặt cọc luôn. Người mua sợ mất miếng mồi ngon, đành chấp nhận xuống tiền luôn mà không biết mình vừa “sập bẫy”.

Quảng cáo một đằng, bán đất một nẻo

Đôi khi, người mua có thể dính vào bẫy lừa đảo “treo đầu dê bán thịt chó”. Theo đó, họ có thể bị mua mảnh đất được bán không đúng mục đích sử dụng, chẳng hạn như khi mua tưởng là đất ở nhưng lại là đất nông nghiệp, hay là đất đang đợi chuyển đổi mục đích sử dụng.

Mua bán qua hợp đồng vi bằng

Các trường hợp lừa đảo mua bán nhà đất qua hợp đồng vi bằng thường xảy ra ở những quận, huyện vùng ven thành phố

Các trường hợp lừa đảo mua bán nhà đất qua hợp đồng vi bằng thường xảy ra ở những quận, huyện vùng ven thành phố. Những kẻ lừa đảo nhà đất đã gom đất xây nhà rồi chia ra bán từng căn theo vi bằng. Kẻ này sẽ nói rằng đây là “vi bằng công chứng thừa phát lại” để dụ dỗ những người mua nhà thiếu hiểu biết.

Hãy nhớ rằng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liều với đất phải được công chứng, chứng thực. Việc lập vi bằng thực chất chỉ là xác thực giao dịch xảy ra, có việc trả tiền của người mua và nhận tiền của người bán, chứ chưa thể xác thực tính đúng đắn theo pháp luật của giao dịch đó. Nếu đó là đất có tránh chấp, cầm cố ngân hàng,… thì vi bằng trên không có giá trị.

Theo Gia đình & Xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *