8 tiếng căng thẳng cấp cứu cho cháu bé sốc phản vệ, nguy kịch sau khi ăn mì tôm

Sau khi ăn sáng bằng mì tôm, G. bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, khó thở, mẩn ngứa, nôn ói. Các bác sĩ xác định cháu bị s.ốc phảnvệ độ 3.

Vietnamnet đưa tin, mới đây, bé N.T.G., 8 tuổi, trú tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình sau khi ăn mì tôm đã bị s.ốc phảnvệ, được đưa vào cấ.p cứ.u tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình.

 Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, nơi tiếp nhận cấp cứu bé G. (Ảnh: Báo Quảng Bình)
Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, nơi tiếp nhận cấp cứu bé G. (Ảnh: Báo Quảng Bình)

Tại điểm gia đình đưa G. vào viện, bé trong tình trạng khó thở, đau bụng, ói kèm mẩn ngứa, mạch nhanh nhẹ, không đo được huyết áp. Qua tìm hiểu được biết, vào buổi sáng, G. đã ăn mì tôm.

Bác sĩ xác định, G. bị s.ốc phảnvệ độ III, trường hợp này nếu không được xử trí kịp thời rất có thể khiến tính mạng bệnh nhân gặp nguy hiểm. Sau đó, kíp trực khoa Nhi nhanh chóng triển khai phương án cấ.p cứ.u phảnvệ theo phác đồ. Rất may, 8 tiếng sau, tình trạng bệnh nhi dần tiến triển, huyết động ổn định, hết mẩn ngửa nhưng vẫn còn khó thở nhẹ. Bác sĩ chẩn đoán khoảng 1-2 ngày bé có thể xuất viện.

Nói về việc bị s.ốc phản.vệ sau khi ăn mì tôm, bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Trung Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình nhận định trước đó đã có một vài trường hợp bị dị ứng, thậm chí là số.c phảnvệ như trên.

 Bé G. hiện đã ổn định. (Ảnh: VTV)
Bé G. hiện đã ổn định. (Ảnh: VTV)

Giải thích kỹ hơn, bác sĩ Dũng cho hay, trong vòng vài giờ sau khi ăn, người dị ứng sẽ xuất hiện các vết nổi mề đay, phát ban, tiêu chảy, khó thở; nặng hơn là s.ốc ph.ản v.ệ, có thể khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ không qua khỏi nếu không kịp c.ấp c.ứu.

Từ đó, bác sĩ khuyến cáo, sau khi ăn uống bất cứ thứ gì, nếu xuất hiện biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ, hạn chế để qua “thời điểm vàng”. Trong một vài tình huống, nếu người bệnh tỉnh táo có thể tự gây nôn tại nhà, uống nhiều nước trước khi đến bệnh viện.

Thực tế, bé G. không phải người duy nhất gặp vấn đề sau khi ăn mì tôm. Trước đó, báo Người Lao Động đăng tải, vào tháng 6/2020, chị T.T.V. (29 tuổi, nhà ở quận Tân Bình) được đưa đến Bệnh viện Cấ.p c.ứu Trưng Vương (TP.HCM) trong tình trạng hết sức nguy kịch.

 Bệnh viện Trưng Vương, nơi cấp cứu cho chị V. (Ảnh: Công An Nhân Dân)
Bệnh viện Trưng Vương, nơi cấp cứu cho chị V. (Ảnh: Công An Nhân Dân)

Cụ thể, chị V. nhập viện khi đã ngưng tim, ngưng thở, tụt huyết áp do số.c ph.ản v.ệ. Để cứu bệnh nhân, bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và chống độc phải sử dụng số.c đ.ện, đặt nội khí quản, cho thởmáy.

Người nhà chị V. cho biết, ngày 9/6, chị V. có ăn một bát mì ăn liền. Sau khoảng 10 phút thì chị bắt đầu thấy mệt, khó thở rồi nặng dần, phải đi cấ.p c.ứu. Ngoài ra, theo lời gia đình bệnh nhân, chị V. có tiền sử hay bị dị ứng với mì tôm; bất kể loại mì nào, chỉ cần ăn là chị sẽ bị nổi mẩn đỏ, sưng môi, ngứa…

 Mì tôm dù tiện lợi nhưng không có nhiều chất dinh dưỡng. (Ảnh: Heathy)
Mì tôm dù tiện lợi nhưng không có nhiều chất dinh dưỡng. (Ảnh: Heathy)

Mì tôm là món khoái khẩu của nhiều người và được yêu thích vì sự tiện lợi, nhưng nếu bản thân từng có tiền sử dị ứng thì nên cân nhắc trước khi ăn hoặc ăn thử một chút để theo dõi các biểu hiện bạn nhé!

Nguồn: https://www.yan.vn/8-tieng-cang-thang-cap-cuu-chau-be-nguy-kich-sau-khi-an-mi-tom-281018.html?fbclid=IwAR1Ry7yJTbu50qnDV1C-_n5NWwyVB3-iZeLmkU0Yuf8p66WnxtRL6gDfCso

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *