Hậu cô Vít không chỉ diễn ra ở người lớn mà còn diễn ra ở trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ không chú ý, trẻ có thể gặp biến chứng về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là trường hợp xấu nhất.
Trong giai đoạn di.ch chớm xuất hiện trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ ít có nguy cơ mắc cô Vít hơn người lớn. Sau đó là những nghiên cứu khác khi đã có con số toàn diện hơn, cho rằng trẻ mắc bệnh thì ít có khả năng trở nặng hơn. Nhưng hiện thực từ giữa năm 2021 cho đến hiện tại đã khác, quan trọng hơn cả là chăm sóc trẻ hậu cô Vít.
Đợt vừa rồi, trẻ con khu nhà em mắc cô Vít cũng kha khá, có cả em bé mới 6,7 tháng thôi. Nhà em cũng có hai bé 3 tuổi và 5 tuổi mắc cô Vít. Nhìn chung là trẻ con nghịch ngợm, ham chạy nhảy, khi nào nó đừ đừ sốt sốt thì cho nghỉ ngơi, uống nước. Nghi ngờ thì test thử, mới biết nó dính cô Vít. Nhưng tầm khoảng 2,3 ngày là nó lại chạy nhảy bình thường, test vài ngày sau là âm. Nhà cô bạn em đợt dịch vừa rồi cả nhà có 13 người lớn và 6 trẻ nhỏ. Có một bé đi khám tai mũi họng, test ra thì cũng dương tính. Về nhà thì người nhà cũng tự bảo nhau cách ly 14 ngày, test người lớn thì không ai bị. Trẻ nhỏ thì giữ trong nhà. Nói chung là nhiều người nghĩ rằng trẻ nhỏ mắc bệnh thì sẽ ít trở nặng hơn người lớn, bản thân em từng chứng kiến thì cũng có suy nghĩ đó. Nhưng khi biến chủng mới xuất hiện, phạm vi và tốc độ lây lan rộng hơn, nhanh hơn thì nhiều trẻ mắc cô Vít rất nhẹ nhàng nhưng sau đó thì trở nặng, nguy kịch.
Khu vực chăm sóc, điều trị bệnh nhi mắc và nghi mắc COVID-19 của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thời kỳ cao điểm. (Ảnh: MOH Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế)
Em đọc trên trang thông tin của Bệnh viện Nhi Trung ương thì tính từ đầu tháng 2 đến nay, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa của Bệnh viện liên tục tiếp nhận hơn 10 trẻ mắc di chứng hậu cô Vít, từ nhẹ đến nặng. Đa số trẻ bị nhập viện điều chưa được tiêm phòng.
Trường hợp nhập viện gần đây là bé gái B.H (2 tuổi, ở Thanh Hoá) nhập viện Khoa Điều trị tích cực Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 13/2 trong tình trạng khó thở, sốt cao liên tục, sốt rét run, ho, chảy nước mũi, nôn, mắt phù nề, viêm kết mạc. Trước đó, ngày 23/12/2021 trẻ bị nhiễm cô Vít nhưng chỉ húng hắng ho và 3-4 ngày sau thì đã tự khỏi. Ngày 7/2, bé H. sốt cao trên 39 độ kèm co giật. Kết quả xét nghiệm PCR là âm tính nhưng nồng độ kháng thể cao (tương đương sức miễn dịch của người tiêm vắc xin hoặc F0 từng mắc bệnh, trong khi bé chưa tiêm vaccine). Qua thăm khám, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ thống, đây là 1 hội chứng mắc phải sau nhiễm, thường gặp ở trẻ nhỏ. Trường hợp này đã từng xảy ra ở một bé trai 5 tuổi, sinh sống tại Củ Chi, TP.HCM. Ngày 12/12/2021, bé nhập viện do khó thở tím tái. Bệnh sử của bé 5 ngày với 2 ngày đầu bé sốt, không ho, chiều tối ngày nhập viện bé thở mệt, tím môi. Khai thác sâu bệnh sử ghi nhận trước đó một tháng, bé và gia đình có bị sốt, ho sau đó tự khỏi và không có làm xét nghiệm chẩn đoán xem có mắc cô Vít hay không. Kết quả xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 dương tính xác nhận tình trạng nhiễm của bé trước đó, tức là từng nhiễm nhưng gia đình không biết.
TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, thăm khám cho một trường hợp bệnh nhi mắc hội chứng MIS-C (Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương)
Trường hợp bé 2 tuổi kể trên thì sau 2 tháng mắc cô Vít mới trở nặng. Mẹ bé cho biết có biết đến những trường hợp mắc hậu cô Vít nhưng không nghĩ con mình sẽ mắc bệnh nặng vì khi bé dương tính thì tình trạng rất nhẹ, chỉ 3-4 ngày là con đã khỏi bệnh. Sau khi nhập viện, bénhanh chóng được điều trị tích cực theo phác đồ của Bộ Y tế. Hiện sức khoẻ trẻ đang dần hồi phục.
Viêm đa hệ thống (MIS-C) thường xảy ra sau khi em bé bị mắc cô Vít từ 2-6 tuần lễ. Theo TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, với những trẻ có tiền sử đã mắc, hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh, sống trong vùng dịch, cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu có thể là trẻ đã mắc chứng viêm đa hệ thống như:
– Sốt cao liên tục trên 24h
– Nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc
– Phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân
– Rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy.
– Có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…
Có những trẻ dù khi mắc Covid-19 triệu chứng rất nhẹ nhưng sau khi hết bệnh lại xuất hiện một số triệu chứng sốt, đỏ mắt, đỏ da, tim đập nhanh, đầu ngón tay bị sưng, phát ban… khiến cho trẻ rất khó chịu. (Ảnh minh họa NewsMedical)
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH), biến chủng Omicron khiến việc lây nhiễm nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa tiêm vaccine. Theo chuyên gia, thông thường trẻ khi mắc cô Vít thì chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, một tỷ lệ rất nhỏ vào viện khám. Thể nặng và nguy kịch là khi bão hòa oxy tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp bị sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy…Trẻ mắc cô Vít thường có bệnh cảnh nhẹ hơn người lớn, song vẫn có một số nguy cơ gây tăng nặng. Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất là trẻ thở nhanh, kém ăn, thậm chí vẫn ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 tụt ở mức 94-95% khi thở khí trời.
Các yếu tố nguy cơ bệnh nặng ở trẻ mắc cô Vít mà cha mẹ phải lưu ý gồm:
– Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.
– Mắc các bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gen, béo phì.
– Bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản co thắt…
– Bệnh tim bẩm sinh.
– Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài).
– Bệnh thận mạn.
– K, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm)…
Khi trẻ được xuất viện về nhà, phụ huynh cần theo dõi con khoảng 2 tuần nữa. Trong khoảng thời gian sau khi khỏi bệnh, một số trẻ có thể gặp các triệu chứng được gọi là “hội chứng hậu cô Vít” (như: đau đầu, uể oải, mệt, đau cơ, đau khớp… thậm chí đi lại khó khăn. Ngoài ra, trẻ còn gặp một số triệu chứng khác như hay quên, nhận thức bị ảnh hưởng, viết chữ xấu đi, hoạt động thể lực bị ảnh hưởng, ho kéo dài kèm đàm nhớt, hồi hộp, vã mồ hôi…Thậm chí, có những trẻ dù khi mắc triệu chứng rất nhẹ nhưng sau khi hết bệnh lại xuất hiện một số triệu chứng như là: sốt, đỏ mắt, đỏ da, tim đập nhanh, đầu ngón tay bị sưng, phát ban… khiến cho trẻ rất khó chịu. Đây là những trường hợp chịu tác động chậm của virus SARS-CoV-2. Tỷ lệ trẻ có hội chứng hậu Covid-19 chiếm từ 6 – 15% trong tổng số trẻ mắc bệnh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, virus có thể tấn công lên não, hệ thống nội mạc mạch máu não, gây tình trạng tăng đông, huyết khối dẫn tới giảm tưới máu được cho các vùng vỏ não phụ trách trí nhớ, hành vi, chữ viết… dẫn đến rối loạn và tác động sâu đến trẻ.
Nguồn: https://qtcs.com.vn/215895-2