Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri nước Việt”; người Trung Hoa thì coi ông là “An Nam lý số hữu Trình tuyền”. Gần 5 thế kỷ trôi qua, những câu chuyện về khả năng tiên tri thấu thị của ông vẫn được truyền tụng, trong đó có giai thoại bí ẩn về xoay mộ Trạng Trình…
Bức phù điêu tái hiện cuộc đời huyền thoại của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tạ thế ở tuổi 95. Sau khi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, có thầy địa lý nổi tiếng ở Trung Quốc đã không quản đường xá, lặn lội sang tận nơi thăm viếng mộ. Đến nơi thấy rõ ràng ngôi mộ đặt đúng vào huyệt đất tốt nhưng huyệt phát ở đằng chân mà mộ lại đặt ngược. Cho là Trạng Trình cũng chỉ có danh mà không có thực, ông thầy Tàu mới tự đắc bảo: “Cái huyệt ở đàng chân sờ sờ thế kia mà không biết lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh-nhân cái gì đâu, hay là thánh-nhân mắt mù đó”.
Tương truyền trước lúc mất, Trạng có giao cho con cháu một ống tre sơn son thếp vàng, bịt kín hai đầu và dặn đúng năm tháng ấy, ngày giờ ấy, phải để cái ống ấy vào kiệu rước lên dinh Thống đốc Hải Dương, trao cái ống này cho quan. Trạng còn dặn thêm là tuyệt đối không được mở ống ra xem trước thời hạn và trừ quan Tổng đốc ra, không ai được mở ống.
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sau khi Trạng mất, con cháu Trạng lâm vào cảnh đói nghèo, sa sút. Nhưng phải đến đời thứ bảy, cái ống tre ấy mới được rước lên dinh quan Tổng đốc, đúng ngày giờ đã ghi trong gia phả. Đang nằm nghỉ, nghe tin con cháu cụ Trạng mang thư đến gặp, quan Tổng đốc rất ngạc nhiên, không biết vì cớ gì, nên truyền cho vào, đồng thời quan ngồi dậy để đi ra cửa. Quan Tổng đốc vừa bước khỏi giường nằm được mấy bước thì bỗng “rầm” một cái, chiếc xà nhà bằng gỗ nặng không biết bị mọt ăn hỏng từ bao giờ, rơi ngay xuống chỗ giường vừa nằm.
Hồ Thái Nhâm trước khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng)
Thật là một phen hú vía! Quan Tổng đốc mở ống tre ra xem, thấy bên trong có một cuộn giấy, đề hai câu thơ:”Ngã giải nhĩ thượng lương chi ách/ Nhĩ cứu ngã tử tôn chi bần” (Nghĩa là: Cứu ngươi thoát nạn đổ nhà/ Ngươi nên cứu cháu con ta khỏi nghèo). Quan Tổng đốc biết rằng Trạng Trình đã cứu mạng, nên ông ta đã giúp con cháu cụ Trạng nhiều tiền của để đền ơn.
Giai thoại còn nói rằng, trước khi chết, Trạng Trình có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng: “Bình sinh ta có một tấm bia đá sẵn và đã sơn kín. Khi ta nhắm mắt rồi, các ngươi phải nhớ khi hạ quan tài xuống phải để tấm bia ấy lên nắp rồi sẽ lấp đất sau. Hễ có người lạ đến viếng mộ ta mà nói rằng “Thánh nhân mắt mù”, phải lập tức mời người ấy về nhà, yêu cầu họ để hướng mộ lại cho ta. Khi chưa xảy ra, nhớ không được cải cát. Nếu trái lời, dòng dõi về sau sẽ lụn bại”.
Con cháu y lời, khoảng chục năm sau, một hôm, có một người Tàu đến nhìn ngôi mộ của cụ một lúc rồi nói: “Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem đặt mộ thế này. Vậy mà gọi là thánh nhân, có mà thánh nhân mắt mù”. Người trong nhà nghe được về nói lại với ông trưởng tộc. Ông ta liền cho mời người Tàu kia về nhà, xin xoay lại hướng ngôi mộ.
Ông người Tàu là một nhà địa lý rất giỏi, vì nghe tiếng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lâu muốn sang đây xem di tích của cụ. Khi được đề nghị như vậy, ông ta cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình lấy làm tự đắc lắm. Ông ta bảo với người nhà ông Trạng rằng: “Không cần đem đi đâu xa, chỉ đào lên rồi xoay lại một chút là được”.
Khi tấm bia đá được đào lên, mọi ngươi mới thấy mấy dòng chữ: “Ngũ thập niên liền mạch tại đầu/ Ngũ thập niên hậu mạch quay túc/ Hậu sinh nhĩ bối há năng tri/ Hà vị thánh nhân vô nhĩ mục.” Có nghĩa: “Ngày nay mạch lộn xuống chân/ Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu/ Biết gì những kẻ sinh sau? Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ!” Đọc xong, ông thầy Tàu sợ toát mồ hôi và lúc đó mới phục Trạng Trình là một vị Thánh.
Lại có chuyện kể rằng, năm Minh Mạng thứ 14, Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ được Vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương. Vấn đề là cần phải đào con sông, mà đào sông thì phải phá đền thờ Trạng Trình. Trứ bèn ra lệnh cho dân phu phá đền để đào sông.
Trước khi phá, sai người đào vào đền mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều. Sau khi lau sạch, tấm bia lộ ra dòng chữ: “Minh Mạng Thập tứ/ Thằng Trứ phá đền/ Phá đền phải làm đền/ Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay”. Thất kinh, Nguyễn Công Trứ chẳng những bãi bỏ lệnh phá đền mà còn cho sửa sang lại khang trang hơn.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là bậc trí giả lớn mang màu sắc huyền thoại. Năm trăm năm qua, xung quanh cuộc đời và những lời tiên tri của ông có nhiều bí ẩn cần nghiên cứu, cũng như vẫn còn nhiều giả thiết tranh luận không hồi kết. Chẳng hạn vấn đề mộ Trạng Trình ở đâu đến nay vẫn là một bí ẩn mà nhiều thế kỷ qua các thế hệ con cháu Trạng, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có câu trả lời…
Tượng cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1991. Nguyễn Bỉnh Khiêm thủa nhỏ tên gọi là Văn Đạt quê ở trang Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Ngày sinh của ông chưa có sách nào ghi cụ thể. Theo cuốn “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề – một danh thần ở khoảng cuối đời Lê Trung Hưng người làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương thi đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn năm 1736 đời Lê Ý Tông, làm quan tới chức Đông Các hiệu thư thị tham chánh sơn Nam đã viết: “Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491) lúc nhỏ vốn dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã nói sõi. Năm 4 tuổi, thân mẫu dạy cậu học các bài nghĩa của kinh, mới đọc qua đã thuộc làu làu…”.
Điện thờ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sự nghiệp sáng tác trong cuộc đời của Cụ Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trong sự nghiệp vì nước vì dân của mình, Cụ Trạng đã để lại cho các thế hệ mai sau những tác phẩm văn học có giá trị như: Tập thơ Bạch Vân, Trình quốc công Bạch vân thi tập, Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm)… Người còn chủ trương xây chùa tôn thờ các danh nhân, bắc cầu giúp dân…
Nhưng có lẽ nổi tiếng hơn cả là những câu Sấm mà Cụ Trạng đã để lại. Cụ Trạng tinh thông về thuật số, tính theo Thái Ất Thần Kinh, tiên đoán được biến cố lịch sử xảy ra sau 500 năm; lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Cụ được nhân dân truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam. Nhiều câu Sấm của cụ vẫn chưa có lời giải. Nhiều đời vua, chúa thời đó đã theo lời tiên tri của Cụ Trạng mà tránh được binh đao và mở mang bờ cõi Việt như ngày nay. Trong cuộc đời Cụ Trạng vẫn còn nhiều bí ẩn mà sau khi Cụ mất đến nay vẫn chưa có lời giải. Mộ phần của cụ Trạng đã đượcnhiều nhà sử học, khoa học, nghiên cứu tâm linh… các thế hệ đi sau luôn mong mỏi kiếm tìm để việc thờ cúng Cụ Trạng theo đúng nghĩa của nó; nhưng đến nay chưa có kết quả. Phải chăng Cụ Trạng không để lại manh mối để tìm mộ phần của mình?
Cụ Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
Nổi tiếng nhất là 03 câu Sấm của Cụ Trạng lưu truyền trong nhân dân:
1. “Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi – Sông Hàn nối lại thì tôi lại về”;
2. “Kinh Lương chùa Đót – Còn sót một ngôi – Huyệt tại Thiên Lôi – Anh hùng kế thế”;
3. “Táng tại ao Dương”.
“Đến nay (sau 430 năm), mộ của Cụ Trạng vẫn là một bí ẩn; địa danh Ao Dương ở đâu vẫn chưa có lời giải. 3 câu Sấm trên chính là những dấu tích Cụ Trạng đã để lại cho thế hệ sau biết cách thức để tìm mộ của mình”
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tuy nhiên cũng có những giai thoại về mộ của cụ qua câu chuyện : 50 năm sau vẫn không có đối thủ
Sinh thời, Trạng Trình nổi tiếng là người thông hiểu thuật lý số. Tiếng tăm của ông không chỉ nổi ở trong nước mà còn vang đến cả Trung Hoa là đất nước phát tích của môn này. Giới học giả Trung Hoa cũng ngưỡng mộ xưng tụng: “An Nam lý số hữu Trình Tuyền”. Trình Tuyền tức là hiệu của Trạng Trình vì triều Mạc phong cho ông tước Trình Tuyền hầu.
Bởi tiếng tăm vang dội ấy của Nguyễn Bỉnh Khiêm nên sau khi ông mất đi rồi, có thầy địa lý nổi tiếng ở Trung Quốc đã không quản đường xá, lặn lội sang tận nơi thăm viếng mộ. Ông thầy địa lý đến nơi thấy rõ ràng ngôi mộ đặt đúng vào huyệt đất tốt nhưng huyệt phát ở đằng chân mà mộ lại đặt ngược. Cho là Trạng Trình cũng chỉ có danh mà không có thực, ông thầy Tàu mới tự đắc bảo: “Cái huyệt ở đàng chân sờ sờ thế kia mà không biết lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh-nhân cái gì đâu, hay là thánh-nhân mắt mù đó”.
Con cháu cụ Trạng nghe thấy vậy liền về báo với trưởng tộc. Ông trưởng tộc vội vàng ra mời thầy về rồi khẩn khoản nhờ thày đặt lại mộ cho. Thầy địa lý đồng ý và bảo: “Không cần phải đem đâu xa cả, chỉ cần đào lên rồi xoay lại và nhích lên một chút là được”.
Con cháu cụ Trạng theo lời đào mộ lên để xoay lại. Đến gần quan tài thì thấy có tấm bia. Tò mò, thầy địa lý mới bảo rửa sạch đi để xem bia có viết gì. Khi đã rửa sạch sẽ, thấy tấm bia có khắc một bài thơ:
“Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu
Ngũ thập niên hậu mạch quy túc
Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri?
Hà vị thánh-nhân vô nhỉ mục?”.
Nghĩa là:
“Ngày nay mạch lộn xuống chân
Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu.
Biết gì những kẻ sinh sau?
Thánh-nhân mắt có mù đâu bao giờ?”
Đọc thấy tấm bia, thày địa lý mới ngã ngửa. Thì ra cụ Trạng đã tiên liệu mọi việc, thậm chí còn biết mình sẽ nói câu “Thánh nhân mắt mù”. Lúc bấy giờ mới vỡ lẽ, trước khi chết, cụ Trạng đã dặn con cháu kỹ càng mọi việc rằng không được cải táng và phải trông coi kỹ càng, nếu có ai đến thăm mộ mà nói: “Thánh nhân mắt mù” thì phải mời họ về nhà rồi nhờ họ để lại hướng của ngôi mộ, nếu không con cháu đời sau sẽ lụn bại.Cụ còn dặn dò kỹ là khi chôn cụ phải để một tấm bia lên nắp quan tài trước khi lấp đất. Khi ấy tấm bia được cụ sơn cẩn thận bên ngoài nên không ai biết tấm bia có cái gì. Đến đây mọi sự vỡ lẽ, thày địa lý Trung Quốc thầm kinh hãi mà tự nhận vẫn chỉ đáng là học trò của cụ.
Duy Phan – 09/10/2020
Bài viết có tham khảo:
Bí ẩn giai thoại xoay mộ của cụ Trạng Trình
Thày phong thủy Trung Quốc tự nhận chỉ đáng học trò cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm