Đằng sau cái danh “phò mã” – con rể vua là những điều rất khó nói, thậm chí là nực cười. Theo sử sách, không chỉ có ở Việt Nam, mà cả những phò mã thời nhà Thanh cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười. Thế mới bảo, lấy được con gái vua, được sủng ái, cũng chưa chắc đã sướng!
Dương Tự Minh – hai lần làm phò mã triều Lý
Dưới chế độ phong kiến, công chúa con vua là bậc cao sang quyền quý, bởi thế trở thành phò mã là một vinh dự đặc biệt lớn lao mà không phải người đàn ông nào cũng có diễm phúc có được. Có thể nói, điểm nổi bật nhất trong chính sách thời Lý là lấy hôn nhân để ràng buộc và tăng cường các mối quan hệ giữa triều đình và các tù trưởng lớn, có thế lực ở các khu vực trọng yếu, đặc biệt là vùng biên cương xa xôi. Vậy nên, rất nhiều công chúa con vua đã phải đi tới những vùng đó.
Thế nhưng, một trong số những phò mã thời nhà Lý – Dương Tự Minh – là người đặc biệt nhất, vì ông được hưởng cái “vinh dự đặc biệt lớn lao” ấy đến 2 lần.
Dương Tự Minh người dân tộc Tày, quê ở vùng Quán Triều, xã Đông Đạt, phủ Phú Lương, xuất thân trong một gia đình làm ruộng và chài lưới ven sông. Do có sức khỏe, trí thông minh và phẩm cách hơn người nên ông được các thổ quan, tù trưởng vùng sơn cước suy tôn làm thủ lĩnh phủ Phú Lương.
Tỏ ra là người giỏi cai trị, biết thu phục nhân tâm, Dương Tự Minh đã góp công lớn trong sự nghiệp an dân, phát triển văn hóa, kinh tế, giữ vững ổn định và bảo vệ vững chắc cả một vùng biên cương rộng lớn của đất nước. Ông được nhân dân nhiều nơi yêu mến kính phục, được triều đình nhà Lý tin cậy, tín nhiệm.
Đền thờ Dương Tự Minh – người được phong phò mã 2 lần!
Tháng 12 năm Đinh Mùi (1127) Vua Lý Nhân Tông đã gả con gái yêu của mình là công chúa Diên Bình cho Dương Tự Minh. Tháng 10 năm Nhâm Tuất (1142) sau khi dẹp xong loạn Thân Lợi, Vua Lý Anh Tông đã sai Dương Tự Minh đến châu Quảng Nguyên để chiêu tập và phủ dụ dân chúng, giúp họ khai khẩn ruộng hoang, phục hồi sản xuất, sớm ổn định cuộc sống. Đến tháng 8/1143, vua “xuống chiếu cho Dương Tự Minh cai quản việc công các khe động dọc theo biên giới về đường bộ”.
Năm Giáp Tý (1144) Dương Tự Minh được hưởng ân sủng đặc biệt mà trong lịch sử Việt Nam duy nhất chỉ mình ông có vinh dự này, đó là việc Vua Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung (có sách chép là Hồng Liên) cho Dương Tự Minh và phong ông làm Phò mã lang. Vậy là Dương Tự Minh 2 lần được làm phò mã đời vua Lý Nhân Tông và Lý Anh Tông.
Phò mã nhà Thanh: Phải động phòng thử, muốn gặp vợ phải… xin phép!
Cổ nhân có câu: “Con gái của Hoàng đế không lo gả”. Câu nói ấy mang hàm ý rằng, được làm Phò mã để kết thân với hoàng tộc là một đặc quyền mà đàn ông trong thiên hạ ai cũng muốn hướng tới.
Thế nhưng, làm phò mã vốn chẳng dễ. Lấy được con vua liệu có được hưởng vinh hoa phú quý cả đời như người ta vẫn nói? Theo sử sách ghi lại, không những không sung sướng, mà đây còn là… ác mộng!
Thanh triều cũng là triều đại sáng tạo ra một chế độ để “thử” phò mã, có tên gọi là “chế độ thí hôn”. Theo đó, người làm nhiệm vụ này sẽ là một cung nữ được Thái hậu hoặc Hoàng hậu đặc biệt tuyển chọn và phong làm “thí hôn cách cách”. Nhiệm vụ của người này là giúp công chúa “thử” phò mã để xem con rể của Hoàng đế có gặp phải vấn đề sinh lý gì khó nói hoặc có bệnh kín nào hay không.
Trước khi chính thức trở thành con rể Hoàng tộc, các Phò mã tương lai của Thanh triều phải trải qua một “bài kiểm tra” kín đáo. (Ảnh minh họa).Theo đó, “thí hôn cách cách” sẽ được phái đi “động phòng” với phò mã một đêm. Vào ngày hôm sau, người này sẽ bẩm báo lại với Thái hậu và Hoàng hậu. Nếu phò mã không gặp phải vấn đề gì khó nói, Hoàng đế mới đồng ý gả cách cách cho người này. Sau khi hỷ sự đã xong xuôi, vị cung nữ giúp hoàng tộc “thử” con rể kia sẽ trở thành tiểu thiếp hoặc thị nữ thân cận của phò mã.
Trước khi chính thức trở thành con rể Hoàng tộc, các Phò mã tương lai của Thanh triều phải trải qua một “bài kiểm tra” kín đáo. (Ảnh minh họa).
Chưa kể, Theo quy định của hoàng tộc nhà Thanh, cách cách sau khi xuất giá sẽ không được ở cùng người nhà của Phò mã mà được vua cha ban cho phủ đệ. Đấng phu quân của các nàng sẽ chuyển tới ở tại nơi này, nhưng phải ở một khu riêng biệt nằm tại ngoại viện.
Ngay cả khi đã trở thành vợ chồng, cách cách và phò mã vẫn phải chịu rất nhiều ràng buộc. Bởi hai người không được phép tự ý gặp mặt nhau chứ chưa nói đến chuyện chung chăn gối. Nếu không có tuyên chiếu, phò mã sẽ không được phép tự tiện gặp vợ, mà các vị cách cách cũng không có quyền tự ý tuyên chiếu để gặp phu quân của mình.
Người được quyền “tuyên chiếu” là nhũ mẫu bên cạnh cách cách. Mặc dù xuất thân là một “bà vú” chốn cung đình, nhưng những vị nhũ mẫu này lại chính là các bà quản gia quyền lực trong phủ đệ của cách cách và phò mã.
Nếu muốn được gặp ái thê của mình, các vị phò mã sẽ phải bỏ ra nhiều tiền bạc để được nhũ mẫu “tuyên chiếu”. Ngược lại, nếu không có gì hối lộ, thì mỗi lần phò mã muốn gặp cách cách đều sẽ bị nhũ mẫu sỉ vả thậm tệ, thậm chí báo lại cho hoàng cung.
Cảnh cưới công chúa và Phò mã năm 1907
Cũng vì chế độ này mà các cách cách Thanh triều rất ít người có thể sinh con. Hậu duệ của những vị phò mã phần lớn đều do các tiểu thiếp bên ngoài sinh ra. Bởi vậy nên các cách cách nhà Thanh cứ 10 người thì có tới 9 người qua đời vì u sầu.
Thậm chí, những “phi vụ” cưới hỏi của các cách cách không bao giờ được phép khiến hoàng tộc thua thiệt. Nếu cách cách không may qua đời trước, phò mã sẽ bị đuổi ra khỏi phủ và trả lại toàn bộ tài sản cho hoàng cung.
Vậy nên, thế mới nói, làm phò mã chẳng dễ chút nào!
Bi hài chuyện phò mã: Phải “động phòng thử” với cung nữ, có người được làm phò mã đến… 2 lần?