Biến chủng Delta lại biến đổi: Tăng khả năng lây lan 15% nhưng ít xuất hiện triệu chứng

AY.4.2 là một trong 45 biến thể phụ của chủng Delta hay còn gọi với cái tên “Delta Plus”. Chúng được phát hiện tại Anh và hiện đã lây lan ra 42 quốc gia.

Ngày 18/11, nhóm nghiên cứu REACT-1 của Đại học Hoàng gia London (Anh) tiếp tục công bố kết quả nghiên cứu mới có liên quan tới biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2.

 Tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Trung Quốc. (Ảnh: China Today)
Tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Trung Quốc. (Ảnh: China Today)

Cụ thể, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, các chuyên gia đã phát hiện số ca mắc biến thể AY.4.2 hiện đang chiếm gần 12% các mẫu đã được giải trình tự gen tại Anh. Tuy nhiên, chúng ít có các triệu chứng thường thấy của Covid-19.

Đáng chú ý, AY.4.2 còn được cho là dễ lây hơn chủng Delta gốc, cao hơn khoảng 10 đến 15%. Nguyên nhân là do chúng có chứa A222V và Y145H, 2 loại đột biến mang khả năng xâm nhập sâu vào trong tế bào.

Song song đó, người mắc biến thể AY.4.2 không xuất hiện triệu chứng có thể tự cách ly ngắn ngày hơn. Riêng trường hợp F0 ít triệu chứng thì có khả năng làm lây lan dịch qua việc ho. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy biến thể AY.4.2 sẽ khiến cho các F0 chuyển biến bệnh nặng hơn so với chủng Delta gốc. Nói về loại biến thể này, ông Paul Elliot – chuyên gia dịch tễ của Đại học Hoàng gia London chia sẻ: “Biến thể AY.4.2 dường như dễ lây truyền hơn nhưng nó cũng ít gây triệu chứng bệnh hơn. Đây là một điều tốt“.

 Covid-19 khiến nhiều quốc gia bị ảnh hưởng. (Ảnh: Sina)
Covid-19 khiến nhiều quốc gia bị ảnh hưởng. (Ảnh: Sina)

Trước đó, Tuổi Trẻ đăng tải, AY.4.2 là một trong 45 biến thể phụ của chủng Delta hay còn gọi với cái tên “Delta Plus”. Các nhà khoa học đã từng tiến hành nghiên cứu về mức độ nguy hiểm của chúng, tuy nhiên họ đánh giá rằng AY.4.2 không có ảnh hưởng lớn như Alpha hay Delta. Đặc biệt, chúng có khả năng kháng các loại vaccine hiện tại rất thấp.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ sự ảnh hưởng của đột biến A222V và Y145H. Những thông tin ban đầu chỉ đơn giản là chúng có thể giúp virus lẩn tránh miễn dịch tốt hơn chủng Delta hoặc làm cho kháng thể khó nhận diện virus. “Chúng ta sẽ thường xuyên thấy các biến thể xuất hiện. Tuy nhiên, không nhất thiết chúng sẽ vượt qua chủng Delta gốc” – ông William Schaffner chuyên gia bệnh truyền nhiễm, giáo sư tại Trường Y ĐH Vanderbilt (Mỹ) chia sẻ.

Thông tin từ Quân đội nhân dân, báo cáo của WHO cũng từng thông tin rằng AY.4.2 lần đầu được phát hiện tại Anh và chiếm khoảng 6% tổng ca nhiễm chủng Delta của đất nước này. Sau đó, chúng đã lan ra 42 quốc gia.

 Minh họa về hoạt động của virus SARS-CoV-2 và protein. (Ảnh: AP)
Minh họa về hoạt động của virus SARS-CoV-2 và protein. (Ảnh: AP)

Báo Zing News cũng đưa tin một số chuyên gia cho rằng, trong tương lai gần đại dịch Covid-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu. Họ khẳng định Covid-19 không thể kết thúc hoàn toàn, nó chỉ được khắc phục và trở thành một căn bệnh tương tự như cảm cúm. Thời điểm đó, dịch sẽ ít gây ra tình trạng bệnh nhân không qua khỏi. Tuy nhiên, để đại dịch kết thúc, các nước buộc phải đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng rộng rãi.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ thông tin, căn bệnh được xem là đặc hữu khi nó xuất hiện thường xuyên trong cộng đồng. Điều đó khác với đại dịch là ca bệnh không gia tăng đột ngột, có thể dự đoán được thời gian và quy mô diễn ra.

Hiện tại, vấn đề phòng dịch Covid-19 vẫn đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của mọi người. Với những thông tin trên, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Nguồn: https://www.yan.vn/bien-chung-delta-lai-dot-bien-tang-kha-nang-lay-lan-hon-15-283254.html?fbclid=IwAR1qKjFJ4qEcHrefCYcc9VaTSqmXMZqArQ5Wo980vRC-7D0nYiTqYuf4RP0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *