Bộ ảnh về nghề nghiệp thời xưa, có những nghề nay đã thành “hàng hiếm”

Ở bất cứ thời điểm nào, sống trong bất cứ xã hội nào, con người cũng cần lao động để kiếm sống. Đó là lý do hình thành vô số nghề khác nhau. Những nghề nghiệp của người Việt xưa được lưu lại trong nhiều khoảnh khắc của nhiếp ảnh gia.

Hầu hết những bức ảnh này được chụp vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, do rất nhiều nhiếp ảnh gia chụp. Trong đó ghi lại những ngành nghề của người Việt xưa, có những nghề đến ngày nay đã thuộc vào “hàng hiếm”. Sự đơn giản, mộc mạc, nét văn hóa độc đáo của người Việt Nam được thể hiện rất rõ qua từng ngành nghề. Có những người phụ nữ làm nghề bán trầu cau dạo, người đàn ông gánh phở đậm chất Hà Nội, có cả nghề lạ như lấy ráy tai.

Một quán bán đồ ăn dạo.

Môi trường làm việc thời xưa cũng rất đơn giản, khác với thời nay rất nhiều. Xưởng làm giấy chỉ là những cái lán nhỏ. Cắt tóc hay lấy ray tai cũng là một nghề dạo chứ không có cửa hiệu sang trọng. Xưởng rèn chỉ trong một ngôi nhà tranh vách đất. Công cụ hành nghề, chắc chắn cũng không được tân tiến và đầy đủ như ngày nay. Thế mà các cụ vẫn tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, những món ăn ngon miệng để chiều lòng khách hàng. Có những nơi trở thành làng nghề, có những món ăn trở thành vị gia truyền không đâu sánh được.


Những sạp đồ gốm ở ven đường tại Hà Nội xưa. Gốm được bày bán chủ yếu là bình, chậu hoa, chum, chĩnh,…

Thời xưa, ngoài các nghề chế tác thì đặc biệt có nhiều người làm nghề buôn bán. Họ buôn bán đầy đủ các mặt hàng, từ đồ da dụng như đèn, thau,…đến những món hàng thủ công như nón lá, vải vóc. Cũng vì những người này hay buôn bán tập trung mà sinh ra những con phố hàng độc đáo ở Hà Nội.


Gánh trầu cau bán dạo.

Hy vọng rằng, những thước ảnh quý giá này sẽ giúp cho giới trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về nghề nghiệp ngày xưa của ông cha ta.


Lấy ráy tai dạo tại Hà Nội. Chỉ cần một que sắt và một chiếc ghế đẩu, người đàn
ông này đã có thể hành nghề.


Hớt tóc dạo ở Sài Gòn xưa.


Thợ mộc đang xẻ gỗ ở một xưởng mộc.


Một thiếu phụ bên khung dệt.


Một người làm nghề thu tiền với cuốn sổ ghi chép trên tay.


Ảnh chụp những người thợ trong một xưởng làm giấy. Thời xưa, giấy được làm từ vỏ cây, ngâm, giã, ép,… qua nhiều công đoạn.


Người thợ săn tại Nam Kỳ xưa với vũ khí tự chế.


Một gánh phở rong. Người bán hàng gánh cả bếp lò, nồi nước sôi đi khắp nơi.


Một họa sĩ ở làng tranh dân gian Hàng Trống.


Xưởng thợ rèn làm từ căn nhà tranh.


Dàn nhạc biểu diễn ở Nam Kỳ…


… và ở Hà Nội xưa.


Ảnh chụp một đoàn xe chở thư từ Sài Gòn về Cần Thơ.


Một xe đưa thư chuyến từ Sài Gòn về Tây Ninh.


Trái với hình ảnh hiện đại bên trên, một đoàn vận chuyển thư và bưu chính bằng chân.


Họ nghỉ đêm trong rừng ở một chỗ trú chân giản đơn.


Một phụ nữ hành nghề thầy bói ở chợ. Bức ảnh được chụp vào năm 1921. Ngày xưa, có rất nhiều người mù hành nghề thầy bói, họ thường đeo kính đen hoặc dùng mạng che mặt.


Nghề đan nón rơm.


Thợ khảm tại Bắc Kỳ ngày xưa.


Thợ làm mành. Ngày xưa, mành được sử dụng để ngăn nắng mưa, gió bụi, chống côn trùng. Mành thường được làm từ tre, trúc, cỏ lau,…


Một cửa hiệu sửa và bán giầy dép làm thủ công.


Một người đàn ông đan phên trên phố Hàng Mành. Phên được đan từ tre, nứa, thường được dùng để ngăn phòng, hoặc che cửa,…


Một cụ già làm nghề in tranh. Ở các làng tranh dân gian, người ta dùng các bản in có sẵn để tạo nên các bức tranh. Thợ in phải in từng loại màu, phơi khô rồi mới tiếp tục in màu khác. Khi in phải ấn bản in đều tay, để màu đều, không bị loang làm mờ đường nét.


Một nhà làm lọng. Nghề làm lọng của nước ta bắt đầu từ thời nhà Lê. Lọng là dụng cụ thường dùng cho các quan lại và vua chúa hoặc được sử dụng trong đình, chùa,…


Ảnh được chụp ở một xưởng thuộc da. Những người thợ đang làm công đoạn phơi da.


Diễn viên Hồ Quảng trong đoàn ca kịch của người Hoa tại Sài Gòn. Thời xưa, ca kịch thường được diễn ở các sân khấu đất lưu động.


Nghề làm bánh đa.


Nghề phơi tằm. Tằm được nuôi để nhả tơ, dùng dệt vải may quần áo.


Hai người phụ nữ đang phơi gạch.


Phu kéo xe. Ngày xưa, ở Đông Dương, những chiếc xe kéo có mặt tại Hà Nội vào năm 1883 do được đem từ Nhật qua. Sau đó gần 15 năm, xe kéo mới có mặt tại Sài Gòn.


Một quán nước nhỏ tại Hà Nội.


Thợ vẽ và thợ thêu ở Bắc Kỳ xưa.


Xưởng làm đồ bạc hiệu Tiến Bảo tại phố Hàng Bạc. Ngày xưa, đồ trang sức được làm thủ công, rất tỉ mỉ, tinh xảo.

Duy Phan – 05/12/2020

Bài viết được tham khảo:
Bộ ảnh về nghề nghiệp thời xưa, có những nghề nay đã thành “hàng hiếm”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *