Bùng dị.ch, lá thư từ Đại sứ VN ở Ấn Độ gây nhức nhối: Bé 17t ôn thi trong phòng cũng nhiễm

Chia sẻ của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đang nhận được nhiều quan tâm của dư luận. Việt Nam lại đang bước vào những ngày cần nâng cao cảnh giác trong phòng chống dịc.h bện.h. 

Khi chứng kiến những người xung quanh, và càng xót xa hơn khi đó là những người quen biết và đồng hương đang giành giật mạng sống từ d.ịch bệ.nh, ông Phạm Sanh Châu đã có những chia sẻ vô cùng chân thật và quý giá. Còn nhớ, trong một lá thư gửi về Việt Nam vào những ngày cuối tháng 4 vừa qua, ông đã có bài viết “Nhân ơi xin em đừng c.hết” ít nhiều tạo nên xôn xao trong dư luận.

(Ảnh Internet)

Mới đây bài viết được Đại sứ Phạm Sanh Châu viết vào ngày 25/5 giữa Ấn Độ còn đang chịu ảnh hưởng của dịc.h bệ.nh đã nói rõ về 2 trường hợp giành giật sự sống từng chút một. Xin được chia sẻ bài viết để mọi người cùng tham khảo:

“Tôi viết nh​ững dòng này tại New Delhi ngày 25/5/2021, tâm trạng như đang trong một bộ phim viễn tưởng.

Đợt tấn công thứ hai của đại d.ịch vào Ấn Độ lần này, 12 nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại đây bị dương tính. Hai trường hợp rất nặng, phải nhập viện và chữa trị nhiều ngày.

Em là cô gái xinh xắn, lạc quan và đầy nghị lực. Nhưng đặt chân đến Ấn Độ chưa đầy ba tuần, Covid đã quật ngã em.

Ngày chính thức nhận kết quả dương tính là ngày sinh nhật em, cũng là ngày đất nước thống nhất, 30/4.

Trong buổi sinh nhật online đặc biệt đó, mọi người chúc em chóng lành bệnh và ngủ ngon. Nhưng không may, đêm đó lại là một đêm kinh hoàng. Em sốt cao, rất nhiều mồ hôi. Em không dám ngủ vì thấy chỉ số bão hòa oxy trong máu tầm 95%. Em sợ “ngủ rồi sẽ không bao giờ tỉnh lại”.

Vì thế, thỉnh thoảng em lại ngồi dậy tự uống thuốc hạ sốt, ngậm ít mật ong, giũ quần áo đẫm mồ hôi cho khô và sấy họng. Quà sinh nhật tôi dành riêng cho em là một bát súp yến và một bát mỳ vằn thắn. Em ăn ngay bát súp, để dành bát mỳ ăn lúc uống thuốc.

Em đã tiêm một mũi vaccine mà còn bị quật “lên bờ xuống ruộng”. Nếu không có mũi tiêm đó, chắc chắn em phải nhập viện. Mà nhập viện làm sao có được giường?

Sau 17 ngày ốm, em hạ sốt. Tôi tưởng em đã hồi phục, nhưng bác sĩ Việt Nam quyết định phải uống tiếp kháng sinh trong 7 ngày đề phòng bội nhiễm vì em bị viêm phổi thuỷ. Một tuần sau, em âm tính lần một. Và hôm nay, em có kết quả âm tính lần hai.

Ở đợt d.ịch tháng 10/2020, cả 38 cán bộ và gia đình trong Đại sứ quán chúng tôi bị nhiễ.m dị.ch. Nhưng điểm khác biệt giữa đợt dị.c.h này với lần trước là nỗi sợ hãi bao trùm.

Ấn Độ trở thành tâm d.ịch lớn nhất thế giới với số ca nhiễm và tử vong luôn phá các kỷ lục buồn. Một đợt d.ịc.h lấy đi hàng trăm ngàn sinh mạng, đẩy hàng trăm triệu người vào cảnh bần cùng và đập tan tất cả thành quả trước đó. Hình ảnh thương tâm, những tin buồn về bạn bè lần lượt qua đời dồn dập ập đến với chúng tôi hàng ngày.

Điều đáng sợ hơn là virus chủng mới B.1.617 làm cho bệnh diễn biến rất khó lường. Bệnh nhân đang tốt lên có thể xấu hay tử vong ngay. Mỗi ngày trôi qua của chúng tôi tràn ngập lo lắng, bất định trước số phận.

Vừa được nhập viện, Nhân mê man không tỉnh. Sau hai ngày li bì, em dậy nhưng không ăn được đồ ăn của bệnh viện, người mệt lả. Bác sĩ Ấn liên tục truyền R. và nhiều loại thuốc khác. Em chỉ thèm đồ nước và cháo, nhưng bệnh viện A. của nước bạn không có những thứ “xa xỉ” đó.

Trước khi em vào viện, tôi đã nấu một nồi súp yến để Nhân có chút năng lượng, sau đó em phải tự lo. “Em phải chịu khó nuốt thức ăn mới có sức vì bệnh viện không cho mang thức ăn vào”, tôi nhắn, “sẽ chóng khỏi thôi”.

Nói vậy mà trong lòng tôi như lửa đốt. Tôi không ngờ bức thư “Nhân ơi, xin em đừng chết” tôi viết có tác dụng. Nó tạo cơn “địa chấn” cảnh báo cho Việt Nam về mức độ nguy hiểm của đợt dị.ch này. Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành đã hủy bắn pháo hoa và ngừng tổ chức các lễ hội chào mừng 30/4.

Đối với Nhân, bức thư có tác dụng cả về vật chất, tinh thần. Nhóm các bác sĩ tại Việt Nam gồm Nguyễn Lân Hiếu, Hoàng Bùi Hải, Tạ Diệu Ngân, Vũ Quốc Đại, Nguyễn Thanh Hồi, bác sỹ Linh, bác sĩ Hà… của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện quốc tế Hải Phòng đã lập ra cầu truyền hình trực tuyến để chữa bệnh hàng ngày cho Nhân và tất cả nhân viên sứ quán.

Tuần sau đó, Nhân giảm sốt, đỡ tiêu chảy và giảm ho nhưng vẫn phải thở oxy, rời bình oxy là mệt. Ngày thứ 8, bệnh viện “mượn tạm” bình oxy của Nhân để cứu một bệnh nhân khác. Em sợ quá, nhắn tin cho tôi nhờ tác động với bệnh viện để xin được dùng oxy thêm.

Tôi gọi lãnh đạo bệnh viện, họ cho Nhân một bình nhỏ. Đêm đó, em ôm chặt bình oxy ngủ ngon lành. Hôm sau, dù đo lại chỉ số bão hòa oxy trong máu vẫn lúc lên lúc xuống, Nhân nhắn cho tôi: “Đại sứ ơi đêm nay em cai oxy, Đại sứ nhờ bác sĩ canh chừng giúp”. Nhân cũng sợ nếu ngủ luôn sẽ không dậy nữa. Chưa bao giờ tôi thấy từ “oxy” có ý nghĩa sống còn đến thế.

Nhân vẫn dương tính với Covid, nhưng bệnh viện cần giường cho bệnh nhân mới nên để em xuất viện. Sau hai tuần tiếp tục tự chữa tại nhà, Nhân âm tính lần một ngày 13/5 và hôm kia âm tính lần hai. Nhân đã phục hồi kỳ diệu và không làm tôi thất vọng mặc dù thể lực vẫn còn yếu và ho…”.

Ở Ấn Độ có khi không còn đủ giường cho bệnh nhân. (Ảnh Thanh niên)

Phần còn lại của lá thư là câu chuyện nữ bệnh nhân 17 tuổi bất ngờ nhiễm dịc.h dù chỉ trong phòng ôn thi. “Bệnh nhân nặng thứ hai của sứ quán là cháu gái 17 tuổi – cái tuổi “bẻ gãy sừng trâu”. Cháu đã bị dương tính cùng gia đình và 37 cán bộ nhân viên sứ quán đợt trước. Lần này, cháu không ra ngoài, không tiếp xúc với ai, chỉ ở nhà ôn thi tốt nghiệp trung học, vậy mà bị nhiễm rất nặng. Cháu bị sốt cao trên 40 độ C hàng chục ngày. Với nhiều nỗ lực, chúng tôi đưa được cháu nhập viện. Sốt cao, hạ sốt rồi lại sốt cao, cảm thấy đỡ rồi lại mệt, bình thường rồi lại số.t cao…”

Chứng kiến lằn ranh sinh tử cận kề và mỗi ngày là một “cuộc chiến” để giành lấy mạng sống, hơn ai hết, Đại sứ Phạm Sanh Châu cảm nhận sâu sắc về tình thế ngặt nghèo lúc này. Không chỉ Ấn Độ mà ngay cả Việt Nam hay nhiều nơi trên thế giới, chỉ cần một chút lơ là không phòng chống hiệu quả là cái kết “vỡ trận” có thể ập đến.

(Ảnh Internet)

Trong lá thư, ông Phạm Sanh Châu đánh giá d.ịch b.ệnh là một “kẻ thù” rất ng.uy hiể.m:

“Một cuộc chiến không cân sức với kẻ thù vô hình, đầy sức hủy diệt. Chúng tôi chỉ còn biết kiên cường bám trụ. Đến hôm nay, tạm thời chúng tôi đã vượt qua đợt thứ hai của đại dị.ch trên đất khách.

Không bao giờ tôi có thể ngờ được rằng, thước đo thành công nhiệm kỳ của một đại sứ không phải số lượng trao đổi các đoàn cấp cao và kim ngạch thương mại giữa hai nước hay dòng đầu tư vào Việt Nam. Sự thành công ở việc không mạng sống nào bị tước đoạt.

Ở đợt dịc.h năm 2020, tôi âm thầm hỏi sẵn thông tin để đặt một quan tài kẽm và thuê máy bay vì chúng tôi có một ca rất nặng. Ai từng làm việc đó mới biết cảm giác khủng khiếp thế nào. Nắm tay nhau cùng bước qua lưỡi hái tử thần, chúng tôi hiểu hơn giá trị của cuộc sống và tình người”.

(Ảnh Internet)

Bài viết đã khiến nhiều người nghẹn ngào khi đọc. Giữa lúc cận kề cái chết mới càng thấm thía đâu là điều đáng giá thay vì tiền tài, danh vọng, chức tước, địa vị… Chia sẻ từ ông Phạm Sanh Châu không chỉ lột tả thực tế kinh hoàng của đại dị.ch nơi nước bạn mà còn là nỗ lực phi thường của những người xa xứ như Đại sứ để cứu từng mạng sống cho đồng bào.

Nhìn người rồi lại nghĩ đến mình, Việt Nam lại đang bước vào những ngày đáng quan ngại khi số ca nhiễm, nghi nhiễm tăng rất cao. Những cán bộ y tế ở tuyến đầu ch.ống dị.ch ngày đêm đổ mồ hôi nước mắt, thậm chí an toàn sức khỏe để cứu người. Ấy vậy mà, vài ngày trước hình ảnh người dân ra “tắm tiên” ở bãi sông Hồng thật chua chát và tàn nhẫn. Hay gần đây, câu chuyện một phụ nữ trốn cách ly, phải để cơ quan đưa xe cần cẩu đến mang đi. Ôi thôi, những con sâu vô ý thức càng góp phần “làm rầu nồi canh” dị.ch bệ.nh lúc này.

Có lẽ chưa bao giờ hai chữ “Ý thức” lại được xem trọng như lúc này. Chỉ cần bạn sống có ý thức với chính mình và xung quanh, tuân thủ quy định phòng chống dị.c.h của Bộ Y tế và khai báo, hợp tác để kiểm soát tình hình lây lan dị.ch bện.h.

Webtretho

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *