Bây giờ đang là mùa vải nè các mẹ, em ăn quá trời luôn xong mụn mọc tùm lum tà la hết. Em còn hay nói đùa với bạn là vải còn đẩy mụn tốt hơn BHA luôn ấy. Cứ đến hẹn lại lên, năm nào mùa vải em cũng mọc mụn quá trời. Bảo kìm hãm cái miệng lại nhưng kìm không được vì nó ngon, ngọt, mà em thì thích ngọt.
Trước giờ em cũng chỉ hay thấy mọi người bảo là ăn vải nóng thôi chứ không nghĩ nó sẽ gây hại gì với sức khỏe. Tất nhiên là trừ trường hợp bọn trẻ con bị hóc. Thế nên con nhà em, em cho ăn vải toàn lấy hạt ra sẵn. Thế thôi.
Vậy mà hôm nay em đọc báo thấy có trường hợp phải nhập viện sau khi ăn vải nhưng không phải là tại hóc đâu các mẹ. Sợ thực sự luôn ấy.
Người phụ nữ nhập viện cấp cứu sau khi ăn quả vải
Theo đó, cô Tôn năm nay 35 tuổi đã gặp phải chuyện như vậy. Cụ thể, vào ngày hôm đó khi tan sở, thấy người bán vải ngon nên cô đã mua 1kg vải tươi về nhà với ý định ăn mấy hôm liền. Thế nhưng, vì vải ngon nên cô đã ăn hết ngay trong đêm hôm đó.
Tuy nhiên, sau khi ăn xong được mấy phút, cô bắt đầu xuất hiện triệu chứng buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi. Do đó, gia đình đã đưa cô tới bệnh viện cấp cứu ngay trong đêm. Kết quả, bác sĩ chẩn đoán cô bị bệnh ‘vải thiều’. Lúc này, nồng độ Beta-hydroxybutyrate trong cơ thể cô Tôn đã cao tới mức 2000 umol/L. Bác sĩ cũng nói rằng nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là 1kg vải mà cô Tôn ăn hồi tối.
Khi thông tin này được đăng tải, rất nhiều người tỏ ra hoang mang vì họ chưa bao giờ nghĩ vải cũng có thể gây bệnh nghiêm trọng như vậy.
Bệnh ‘vải thiều’ là gì? Có phải cứ ăn vải là sẽ bị bệnh không?
Theo các bác sĩ, ‘bệnh vải thiều’ thực chất là tình trạng ngộ độc quả vải. Bệnh này lần đầu tiên được phát hiện ở một vùng sản xuất vải ở Ấn Độ. Bệnh này dễ gặp ỏ trẻ em hơn người lớn và có tỷ lệ tử vong cao ở các khu vực nông thôn. Biểu hiện của bệnh thường là hạ đường huyết khi khởi phát.
Tờ The Lancet Global Health từng đăng tải một bài báo nói về hiện tượng ngộ độc vải thiều chủ yếu là do ăn phải những quả vải chưa chín. Trong vải chưa chín có chứa lượng lớn glucagon A. Đây là chất có thể tạo ra chất độc cao có tên gọi 2-methylene cyclopropane acetyl-CoA dưới tác dụng của các enzyme khi đi vào cơ thể. Chất độc này vô cùng nguy hiểm vì có thể ức chế enzyme chuyển hóa và cản trở quá trình sản xuất glucose và ceton. Khi đó, cơ thể buộc phải dùng lượng chất được dự trữ sẵn trong cơ thể. Một khi bị tiêu hao hết thì tế bào não sẽ mất năng lượng và gây ra bệnh não hạ đường huyết.
Hiện tại là mùa của vải, rất được nhiều người yêu thích nhưng mọi người cũng phải cẩn trọng khi ăn. Bởi đã có không ít trường hợp phải nhập viện do bị ‘bệnh vải thiều’ rồi. Tất nhiên, nói thế không phải là chúng ta không nên ăn. Quả vải vốn cũng được xếp vào nhóm có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Y học Trung Quốc nhận định: Vải thiều là loại quả giàu dinh dưỡng và đa chức năng. Nó rất tốt cho gan, bổ huyết, hay được dùng cho người bị dương hư, huyết hư, khí huyết hư hàn.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ngộ độc là vì ăn nhiều vải chưa chín. Tỷ lệ mắc bệnh liên quan tới việc ăn uống. Do đó, bạn không cần thiết phải nhịn mà chỉ cần ăn đúng cách.
Vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trong 3 thời điểm thì bạn không nên ăn để tránh gây hại sức khỏe:
+ Khi bụng đói:
Vải ngọt nhiều đường nên không ít người lựa chọn ăn khi bụng đói để cung cấp năng lượng tức thiều. Thế nhưng việc này không tốt chút nào. Bởi nó sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau bụng, chướng bụng. Do đó, bạn chỉ nên ăn sau khi ăn đã cơm khoảng nửa tiếng. Ngoài ra, nếu ăn vải chưa chín thì vị chua của nó còn có thể gây ra chứng trào ngược aixt và ợ chua nữa.
+ Khi đang tức giận:
Theo Y học cổ truyền Trung Hoa, vải là dạng quả nóng, nếu ăn nhiều sẽ gây nóng trong, khiến người dễ bực bội, nổi cáu. Vì thế, bạn cần ăn 200 – 350g/ngày thôi. Đặc biệt, bạn không nên ăn vào lúc mình đang cáu. Bởi, với bản chất nhieeuf đường, sinh nhiệt sẽ dễ khiến bạn càng thấy bức bối, cau có hơn thôi.
+ Bị bệnh tiểu đường:
Vì là loại quả có hàm lượng đường cao nên tốt nhất bạn không nên ăn nếu bị tiểu đường. Bởi nó có thể khiến bệnh tình nặng lên rất nhanh.
+ Không ăn quá 10 quả vải cùng một lúc
Vải tuy ngon nhưng không nên ăn quá nhiều một lúc. Với trẻ em chỉ nên ăn 3-4 mỗi 1 lần và cần người lớn giám sát để không bị hóc nghẹn thương tâm.
Cách ăn vải không bị nóng
Thứ nhất: Có thể uống một ít nước muối trước khi ăn vải
Thứ hai: Ăn luôn cả lớp màng trắng bọc quanh túi vải chứ đừng vứt đi cũng góp phần làm giảm bớt tính nhiệt của quả vải
Nguồn: Tổng hợp