Các chuyên gia phát hiện virus nCoV trên sàn phòng bệnh nhân nhiễm bệnh

Qua ngồi nói chuyện với cô em gái chồng làm việc trong bệnh viện, cô ấy bảo: Toàn bộ thời gian làm việc cô ấy phải đeo gang tay y tế, và phải thay liên tục. Em có hỏi sao không đeo lúc chạm bệnh nhân thôi, còn không thì bỏ ra cho thoáng. Thì cô ấy bảo: Phòng ngừa cũng quan trọng lắm ạ, virus nó bám được trên mọi bề mặt như kiểu nắm cửa, giường bệnh, sàn nhà… Biết đâu được chẳng may mình mà chạm vào bị lây nhiễm thì không chỉ bản thân khổ mà làm bao nhiêu người khác khổ theo. Tốt nhất là cứ đeo cho chắc chị ạ.

Nhìn bàn tay nhăn nheo trắng bệnh của cô ấy mà cũng thấy thương mọi người ạ. Nguy cơ ở khắp mọi nơi xung quanh ta nên mỗi người hãy có ý thức vì nhau một chút sớm muộn gì bệnh dịch cũng qua thôi.

Nhiều người chủ quan cứ bảo tiếp xúc với người lây nhiễm mới bị. Thế nhưng em có đọc bài báo nói rằng con virus “cô vi” này còn được phát hiện bên cạnh giường, sàn nhà và cả bên ngoài phòng bệnh nhân nCov nữa đó ạ.

Ảnh: Đánh dấu mô phỏng các vị trí có nguy cơ lây nhiễm. Nguồn: Internet

Cụ thể nhóm nghiên cứu của Trường Y, San Diego (Mỹ) đã thu thập gần 1.000 mẫu tại hàng trăm điểm cả trong và ngoài phòng của 16 người mắc nCov, các bệnh nhân này ở viện tối đa là 3 tuần.

Kết quả các mẫu được lấy từ sàn nhà cạnh giường bệnh nhân và ngay bên ngoài phòng bệnh với tỷ lệ nhiễm virus nCoV tương ứng là 39% và 29%. Đối với các bề mặt khác như bàn phím và tay nắm cửa, tỷ lệ nhiễm virus là 16%.

Tất nhiên số lượng vi rút lấy ở bề mặt thế này thấp hơn nhiều so với những mẫu lấy trực tiếp từ người bệnh. Nhưng điều đó chính tỏ là vi rút nCov đã có mặt ở bề mặt phòng. Điểm đáng mừng là chúng có ít khả năng lây nhiễm hơn so với nguy cơ từ bệnh nhân hắt hơi (vi rút chủ yếu lây lan trong không khí khi người bệnh hắt hơi, ho…)

Và không ai trong số 10 nhân viên y tế được lấy mẫy trong nghiên cứu có kết quả xét nghiệm dương tính dù họ thường xuyên chạm vào các bề mặt. Điều này cho thấy khả năng lây truyền vi rút trên bề mặt là hiếm và quan trọng là đồ bảo hộ cá nhân thực sự có tác dụng.

Tiến sĩ Daniel Sweeney, bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm, nói rằng: “Bây giờ, chúng ta biết rằng quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay, tấm che mặt thực sự hiệu quả. Đại dịch này là một thảm họa toàn cầu nhưng có thể còn tồi tệ hơn nếu nhân viên y tế bị nhiễm bệnh”.

Sự tương tác của vi khuẩn với virus nCoV thông qua các nghiên cứu

Giới chuyên môn đã xem xét gene của tất cả các vi khuẩn được tìm thấy trong các mẫu có chứa virus nCoV. Tiến sĩ Sarah Allard cho rằng: “Mặc dù có cảm giác như chúng ta đã sống chung với loại virus này trong một thời gian dài, nhưng nghiên cứu về sự tương tác giữa nCoV và các vi khuẩn khác vẫn còn mới và chúng tôi có rất nhiều câu hỏi. Càng biết nhiều về cách thức một loại virus tương tác với môi trường, chúng ta càng có khả năng hiểu rõ hơn về cách virus lây truyền. Từ đó, có thể ngăn chặn và điều trị bệnh nCov”.

Ảnh minh họa.Nguồn: Internet

Nhóm nghiên cứu thường tìm thấy virus nCoV cùng với vi khuẩn Rothia. Đây là loại vi khuẩn hay có trong miệng người, có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa, liên quan tới bệnh tim mạch.

Việc vi khuẩn này trở nên thân thiện với virus nCoV cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa. Qua đó xem xét các mối quan hệ giữa virus nCoV và các loại vi khuẩn sẽ tạo điều kiện tìm ra phương pháp điều trị nCov hiệu quả hơn.

Sau đi ra ngoài để đảm bảo an toàn tốt nhất là không nên chạm tay linh tinh. Nếu bắt buộc phải chạm vào các vật dụng tại nơi công cộng thì sau đó nên rửa tay sạch và sát khuẩn cẩn thận nhé các mẹ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cứ chủ quan biết đâu có ngày tới lượt mình dương tính thì sao.

Nguồn tổng hợp

Webtretho

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *