Theo cơ quan công an, sự tinh vi của những nhóm tội phạm lừᴀ đảo này ở chỗ lập ra các trang fanpage “giả như thật” với những tên gọi như: ‘Quỹ bảo trợ trẻ em’, ‘Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam’, ‘Chia sẻ vì người nghèo’…
“Người dân nên lựa chọn những chương trình, những nạn nhân, những hoàn cảnh khó khăn có thông tin và địa chỉ rõ ràng. Đồng thời nên phối hợp với các cơ quan chức năng khi làm từ thiện để họ ghi nhận việc làm đó thực sự là vì cộng đồng và lòng tốt không bị trao nhầm chỗ.” – Thiếu tướng NGUYỄN VẰN GIANG – phó cục trưởng A05
Những bài viết đăng tải trên các trang fanpage này đều có hoàn cảnh cụ thể, hình ảnh kèm theo nhằm tạo lòng tin của các nhà hảo tâm để chjếmđoạt tiền từ thiện.
Điều hành cả chục fanpage “kêu gọi từ thiện”
Mới đây nhất, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam bắt giữ Trần Văn Lâm (23 tuổi, ngụ tỉnh Hà Nam) để điều tra về hành vi lập fanpage Facebook kêu gọi người dân ủng hộ tiền từ thiện rồi chjếmđoạt.
Kết quả điều tra xác định từ tháng 9-2020, Lâm lập trang fanpage Facebook “Hỗ trợ trẻ em” và đăng gần 250 bài viết kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu là câu chuyện về các cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo. Tin vào những thông tin này, đã có hàng ngàn nhà hảo tâm gửi tổng số tiền hơn 6,6 tỉ đồng đến tài khoản ngân hàng do Lâm tạo lập, quản lý.
Tại cơ quan công an, Lâm khai nhận còn điều hành 7 trang fanpage Facebook khác nhằm mục đích tương tự gồm: “Quỹ bảo trợ trẻ em”, “Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam”, “Phật tại tâm”, “Chia sẻ yêu thương kết nối yêu thương”, “Quan thế âm bồ tát”, “Chia sẻ yêu thương”, “Kết nối yêu thương”.
Để tạo lòng tin với các nhà hảo tâm, Lâm thường sử dụng những hoàn cảnh có thật đã được đăng trên báo chí để đăng tải lại trên các fanpage này rồi chèn số tài khoản của mình vào và “kêu gọi từ thiện”. Sau khi nhận tiền, Lâm không chuyển tiền cho gia đình các cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn mà chuyển đến các tài khoản ngân hàng khác dùng để chơi game bài và chi tiêu cá nhân.
Trước đó, cơ quan công an cũng bắt giữ nhóm quản trị fanpage “Chia sẻ vì người nghèo” ở Lâm Đồng với cùng thủ đoạn tương tự. Trang fanpage này do Đào Bá Lộc (27 tuổi) cùng một số người lập ra để kêu gọi từ thiện. Đã có hơn 1.000 người chuyển tiền vào 2 số tài khoản của nhóm quản trị trang “Chia sẻ vì người nghèo” số tiền từ 50.000 đến 5 triệu đồng/người. Tổng cộng, Đào Bá Lộc và đồng phạm đã lừᴀ và chjếmđoạt hơn 600 triệu đồng tiền từ thiện của các nhà hảo tâm.
Để lòng tốt không trao nhầm chỗ
Ngày 11-5, trao đổi với thiếu tướng Nguyễn Văn Giang – phó cục trưởng A05 – cho biết những nhóm lừᴀ đảo với vỏ bọc kêu gọi từ thiện này thường sử dụng thông tin, hình ảnh trái phép của người khác để đưa lên trang fanpage do chính các nghi phạm lập ra và kêu gọi giúp đỡ, ủng hộ tiền. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền từ các nhà hảo tâm, nhóm nghi phạm lại không chuyển tiền cho những người có hoàn cảnh khó khăn mà dùng để tiêu xài cá nhân.
Theo thiếu tướng Giang, quá trình triệt phá các nhóm lừᴀ đảo này gặp rất nhiều khó khăn vì trên không gian mạng các nghi phạm thường sử dụng thông tin ẩn danh, thông tin không có thật. Việc hợp tác giữa các nhà mạng trên thế giới với cơ quan chức năng ở Việt Nam cũng mất nhiều thời gian, công sức để truy vết các nhóm lừᴀ đảo.
“Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao, sau nhiều tháng truy lùng chúng tôi đã triệt phá được nhiều nhóm lừᴀ đảo theo hình thức này. Chúng tôi rất ủng hộ những người có lòng hảo tâm giúp đỡ người khó khăn, tuy nhiên người dân nên thận trọng khi lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện để tránh bị các nhóm tội phạm lừᴀ đảo” – thiếu tướng Giang nói.
Lãnh đạo A05 đưa ra lời khuyên các nhà hảo tâm cần thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện trên các trang mạng xã hội; yêu cầu công khai, minh bạch thông tin về người cần giúp đỡ hoặc liên hệ với chính quyền địa phương, bệnh viện nơi họ điều trị để kiểm chứng thông tin. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừαđảo, chjếmđoạt tài sản, người dân cần báo cho cơ quan công an để kịp thời xử lý.
Nhiều tình tiết tăng nặng
Theo luật sư Lê Trọng Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội), việc lập các trang mạng để thực hiện việc lừαđảo, chjếmđoạt tài sản là hành vi rất tinh vi, xảo quyệt; lợi dụng chính sách tự do thông tin và công nghệ, lợi dụng lòng tin, lòng tốt của người dân để chjếmđoạt tài sản. Những hành vi này không chỉ vi phạm rất nghiêm trọng phápluật, xâmphạm đến tài sản và quyền được Nhà nước bảo vệ tài sản của người dân, mà còn xâm phạm đến sự thiêng liêng, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp “lá lành đùm lá rách”.
Luật sư Minh phân tích theo quy định pháp luật về tội “lừᴀ đảo chjếmđoạt tài sản” thì người nào bằng thủ đoạn gjandốj lấy tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên có thể bị xử phạt từ cải tạo không giamgiữ hoặc từ 3 nămtù đến chungthân tùy vào số tiền, tài sản.
Đối với các nghi phạm sử dụng mạng xã hội, mạng Internet để lập các fanpage lừαđảo lấy tài sản thì có thể còn bị áp dụng thêm nhiều tình tiết tăng nặng như phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt…
Ngoài ra, hiện nay trên mạng xã hội còn xuất hiện phổ biến những chiêu trò lừa đảo thông qua việc lấy tài khoản cá nhân của người khác hay sử dụng các thông tin thẻ ngân hàng, lừᴀ đảo trong thanh toán điện tử, huy động vốn, kinh doanh đa cấp… Các dạng cấu thành tội phạm này theo quy định bộ luật hình sự có thể bị xử phạt về tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, với mức hình phạt lên đến 20 năm tù.
Theo thông tin từ A05, từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng công an trong cả nước đã liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều đối tượng quản trị các trang fanpage Facebook hoạt động lừᴀ đảo lấy tài sản với thủ đoạn tương tự như trên.
Theo tuoitre