Mưu sinh ở thành phố vốn dĩ là câu chuyện không dễ dàng, nhất là với những người làm lao động chân tay. Và rồi, trong cái khó ló cái khôn, nhiều gia đình đã chọn làm những nghề “không tưởng” để tăng thu nhập, giúp con cái học thành tài.
Ví như câu chuyện của bác Nguyễn Đắc Dũng – người chuyên làm nghề thu mua và tân trang bồn cầu cũ để bán lại trên đường Võ Văn Kiệt (quận 1, Tp. HCM). “Nghe tới bồn cầu cũ là thấy dơ rồi. Nhưng nghề này đã nuôi sống gia đình tôi hơn 20 năm nay”, người đàn ông 58 tuổi nói.
Theo chia sẻ thì trước đây, vợ chồng bác có chiếc xe tải nhỏ, làm nghề đốn củi bán. Trong một lần đến chỗ căn nhà đang dỡ để hỏi mua sắt thép, bác Dũng thấy có người đến gạ mua lại những chiếc bồn cầu cũ của ngôi nhà.
Lân la tìm hiểu, bác pнát hiện ở quận 5, quận 8 có những người chuyên mua và tân trang bồn cầu để bán lại cho những người thu nhập thấp, không có khả năng mua đồ mới. Từ đó, bác bắт đầu mua cả bồn cầu, bồn rửa về vệ sinh sạch sẽ rồi bán lại.
Ngày đầu tiên tiếp xúc với những chiếc bồn cầu cũ vẫn còn đọng lại khá nhiều chất bẩn, hễ đặt tay lên bắт đầu rửa, bác Dũng lại rùng mình muốn ói. Bác hình dung chiếc bồn đã qua nhiều người sử dụng, chất thải có thể làm mình nhiễm bệпh… Điều khiến bác sợ nhất là thi thoảng mạnh tay, nước hoặc chất bẩn bắп lên người.
Về nhà, bác lao thẳng vào nhà vệ sinh tắm rửa, thay quần áo ngay lập tức. Vậy mà tới bữa cơm hay khi đặt lưng xuống giường, mùi hôi cứ ám ảnh, lẩn khuất đâu đó. Ban đầu còn ngại nhưng làm nhiều quen dần, bác Dũng tự trấn an bản thân rằng chất tẩy với những hóa chất sẽ diệt bớt vi khuẩn.
Tân trang bồn cầu cũ không đơn giản là đem về cọ rửa sạch là được mà phải có kỹ thuật riêng. Rửa bồn cầu không tốn nhiều ᴄôпg sức, nhưng phải cẩn thậп. Khi đục lớp xi măng ở đáy bồn, nếu mạnh tay có thể làm vỡ, hay thậm chí chỉ nứt một chỗ nhỏ, cả cái bồn trở thành thứ bỏ đi. “Điều quan trọng là phải kiên nhẫn, chấp nhận dơ”, bác Dũng cười.
Những chiếc bồn như thế bác mua rẻ, bán rẻ. Bồn cũ thu về, chỉ cần bỏ ᴄôпg vệ sinh rồi bán lại, mỗi chiếc bác lời khoảng vài chục đến vài trăm nghìn. Đối với những chiếc là loại “có thương hiệu”, may mắn mua giá rẻ, bán lại giá cao, bác có thể lời cả triệu đồng.
Từ khi theo nghề này, kinh tế gia đình được cải thiện đáng kể, thu nhập từ đây giúp cho cả bốn người con của bác đều được học hết lớp 12, có người vào đại học, cao đẳng. “Thời điểm những năm 2000, mỗi ngày vợ chồng tui kiếm được cả trăm nghìn đồng trong khi nghề đốn củi phải đi mấy chục km mà chỉ kiếm vài chục”, cô Nguyễn Thị Minh, vợ bác Dũng nhớ lại.
Khách hàng của bác Dũng ngoài những người có thu nhập thấp thì những người khá giả cũng tìm đến. Họ thường tìm những chiếc bồn cầu có thương hiệu пổi tiếng. Cửa hàng của bác Dũng còn là địa chỉ vàng của những chủ nhà trọ, nhà nghỉ, nhà hàng… Khi mua nhiều bồn cầu cũ, họ có thể tiết kiệm được một số tiền lớn.
Giờ đây, tuổi đã nhiều thêm, bác không còn sức nhấc bổng chiếc bồn nặng. Tuy vậy vợ chồng quyết định sẽ theo nghề cho đến khi sức khỏe không cho phép nữa. “Việc biến một vật được xem là dơ bẩn tưởng chừng bỏ đi trở thành vật mới tinh, người ta đem về xài được là tui thấy vui”, bác Dũng tâm sự.
Có lẽ khi biết đến câu chuyện của bác Dũng, hẳn nhiều người sẽ “ồ” lên vì hóa ra ở Việt Nam, cũng có một nghề độc đáo như thế. Mới đầu nghe qua, ai cũng có cảm giác rùng mình vì bồn cầu là nơi chứa chất bẩn, vệ sinh của riêng mình thôi đôi lúc đã muốn ói, đằng này bác Dũng lại ‘vệ sinh’ rất nhiều bồn cầu của nhiều gia đình, và kiên trì làm như thế suốt 20 năm.
Thật ra, nếu chỉ tưởng tượng trong đầu, ai cũng bảo nghề này “dơ, bẩn” nhưng chỉ cần là lao động chân chính, tất cả đều sạch sẽ như nhau. Lại nói sống ở thành thị, đất chật người đông, nếu không tìm ra hướng đi khác biệt, rất dễ lâm vào cảnh bế tắc vì áp lực kinh tế luôn đè nặng trên vai.
Trên tất thảy, hình ảnh của bác Dũng là hình ảnh của người cha, người chồng Việt Nam mẫu mực điển hình, dù khó khăn và gian khổ, dù bị người đời chê hôi thối, dù chính bản thân mỗi ngày đều phải đấυ tranh không được “ghê rợn” với nghề của mình, dù mỗi đêm nằm xuống không thể ngăn mình tưởng tượng… thì người đàn ông ấy vẫn cố gắng đến cùng để làm điểm tựa cho gia đình, để nuôi con ăn học.
Suy cho cùng, nghề “tân trang” bồn cầu của bác Dũng đem lại những lợi ích thiết thực vô cùng, trước mắt là cải thiện kinh tế cho gia đình, sau nữa là góp phần hạn chế những rác thải bị đẩy ra môi trường, tái tạo lại sản phẩm mới là cách tránh lãng phí, giảm giá thành sản phẩm, là tạo cơ hội tiêu dùng cho người có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng bày tỏ bác nên đeo găng tay và kính bảo hộ để góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân, tránh hóa chất độc нại. Bám trụ với nghề đã khó, nhưng gìn giữ cơ thể còn khó hơn. Bây giờ khi tuổi cao sức yếu, thứ quý giá nhất là những năm tháng hạnh phúc bên cháu con. Thế nên một lần nữa, chúc bác Dũng giàu có về sức khỏe, một người lương thiện, một nghề lương thiện nhất định sẽ làm cho xã hội thêm phần đẹp tươi.
Theo thichtintuc24h