Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Gần Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột cùng với “Khuê văn các” đang là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Chùa Một Cột ngày xửa ngày xưa – Ảnh: Sưu tầm
Cʜùa Mộƫ Cộƫ có tên ban đầu là Liên Hoa Đài (蓮花臺) có tức là Đài Hoa Sen với lối kiến trúc độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Liên Hoa Đài là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu (延祐寺), có nghĩa là ngôi chùa “Phúc lành dài lâu”.
Chùa Một Cột năm 1896 – Ảnh: Firmin André Salles
Công trình Chùa Diên Hựu nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049 và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Thánh Tông nay đã không còn. Công trình Liên Hoa Đài hiện tại nằm ở Hà Nội là một phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua các thời kỳ, bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954 và được dựng lại năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Mái Cʜùa Mộƫ Cộƫ – Ảnh: Steve Chasey Photography
Chùa Một Cột hay còn có tên khác là Diên Hựu tự là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Chùa Một Cột năm 1898
Theo Đại Việt ký sự toàn thư, chùa được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông.
Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toà Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
Phật bà Quan Âm trên đài sen (Ảnh: ST)
Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Đến năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một chiếc chuông lớn đặt tên là “Giác thế chung” với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân.
Có thể thấy nhà Lý là một triều đại rất sùng đạo Phật, thời này được coi là thời đại hoàng kim của đạo Phật trong lịch sử dân tộc.
Phật giáo phát triển nhất trong thời nhà Lý (Ảnh: ST)
Trong sử sách có chép lại tại vị trí chùa Một Cột bây giờ có một cột đá phía trên có ngôi lầu ngọc, trong lầu ngọc có tượng Phật Quan Âm đã được dựng ở hồ nước vuông. Nhà vua thường lui tới tụng kinh niệm phật, cầu nguyện. Sau hoàng tử nối dõi tu sửa lại thành chùa và dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh cách 10 m về phía Tây Nam. Cụm di tích này được đặt tên Diên Hựu Tự với mong muốn “phước lành dài lâu”.
Thiền sư Huyền Quang (1254-1334) có một bài thơ về Cʜùa Mộƫ Cộƫ như sau:
Diên Hựu tự
Thượng phương thu dạ nhất chung lan
Nguyệt sắc như ba phong thụ đan
Si vẫn đảo miên phương kính lãnh
Tháp quang song trĩ ngọc tiêm hàn
Vạn duyên bất nhiễu thành giá tục
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan
Tham thấu thị phi bình đẳng tướng
Ma cung Phật quốc hảo sinh quan
Nguyễn Huệ Chi dịch:
Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn
Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt lan
In ngược hình chim, gương nước lạnh
Sẫm đôi bóng tháp, ngón tiên hàn.
Muôn duyên chẳng vướng: xa trần tục
Một mảy nào lo: rộng nhãn quan
Thấu hiểu thị phi đều thế cả
Dầu ma dầu Phật, chốn nào hơn?
– Thiền sư Huyền Quang (1254-1334) –
Năm 1962, quần thể Cʜùa Mộƫ Cộƫ ở Hà Nội đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Đến năm 2012, chùa Một Cột đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.
Kết cấu nguyên bản của Cʜùa Mộƫ Cộƫ được đỡ bởi các dầm gỗ bám chắc cột đá. Cấu trúc của chùa Một Cột hiện nay gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa.
Các dầm gỗ bám chắc cột đá (Ảnh: ST)
Cột trụ của chùa một cột được dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau tạo thành khối trụ đứng có chiều cao 4 m chưa tính phần chìm phía dưới chân
Đường kính cột đá rộng 1,2 m làm người nhìn có cảm giác “vững như bàn thạch”.
Cột trụ đá (Ảnh: ST)
Đài Liên hoa có hình vuông mỗi cạnh 3 m, chắn song bao lơn xung quanh, được đỡ bằng hệ thống cột quân vững chắc, phía dưới là những dầm gỗ lớn được gắn trực tiếp lên trụ đá một cách chắc chắn. Các mối mộng được đục chính xác đến từng ly khớp nối vừa khít với nhau tạo nên cấu trúc vô cùng vững chãi.
Đài Liên Hoa (Ảnh: ST)
Bên trong đài Liên Hoa được bài trí lộng lẫy sang trọng, có một án thờ bên trên đặt tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng. Xung quanh bày biện nhiều đồ thờ: đôi lục bình gốm sứ, bình cắm hoa sen, bộ ấm chén thờ, lư hương bằng đồng. Ban thờ được sơn son thiếp vàng trang trí nhiều họa tiết hình vân mây màu vàng. Trên trần phía trong cùng đặt tấm hoành phi nhỏ ghi 3 chữ vàng “Liên Hoa Đài” trên nên sơn đỏ.
Nơi đặt tượng thờ Phật bà Quan Âm (Ảnh: ST)
Mái chùa được lợp bằng ngói vảy truyền thống màu đỏ gạch phủ lớp rêu phong thời gian. Mỗi viên ngói như biểu hiện của sự kỳ công, tỉ mỉ của người thợ làm ra. Khi lợp ngói khó nhất công đoạn ghép ngói ở góc xối sao cho không hở một khe nào, vì đây là vị trí tiếp giáp giữa bốn cạnh của mái chùa thường có khe hở. Muốn lợp ngói ở vị trí này thuận tiện thì ngay từ công đoạn đóng sối ghép các mối mộng phải thực sự kín kẽ và ăn khớp nhau.
Mái Cʜùa Mộƫ Cộƫ với ngói vảy rồng (Ảnh: ST)
Chùa Một Cột có bốn mái cong đầu đao vút lên trời hay còn gọi là “tàu đao”. Mái chùa được đỡ bằng hệ thống thanh bẩy vươn ra sát phía dưới. Trên đỉnh mái chùa đắp hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt”, đây là nét kiến trúc đặc trưng trong các chùa, chiền, đình, miếu. Hình lưỡng long uốn mình quay đuôi về phía nhau nhưng đầu đều hồi hướng về mặt nguyệt. Nét kiến trúc này biểu tượng cho sự sinh sôi, âm dương hài hòa.
Mái cong đầu đao (Ảnh: ST)
Đôi long tượng trưng cho khí dương, hình mặt nguyệt tượng trưng cho khí âm. Tổng lại thành con số ba của sự sinh sôi nảy nở, cũng vì lẽ đó khi đi chùa người ta hay thắp 3 nén nhang là biểu trưng cho 3 vật thể trong “lưỡng long chầu mặt nguyệt”. Đây là một hình ảnh mang đậm chất nhân văn trong kiến trúc nghệ thuật tâm linh của dân tộc.
Lưỡng long chầu mặt nguyệt (Ảnh: ST)
Hoa sen được xem như biểu trưng trong văn hóa Phật giáo, gợi đến cho người ta những đức tính lương thiện, kiên nhẫn, không nhiễm tạp, hành trực … Liên Hoa Đài được tạo tác theo hình tượng bông sen đặt trên trụ đá cao giữa lòng hồ Linh Chiểu như đang vươn mình hướng lên thoát khỏi thế tục. Một hình ảnh vô cùng thanh tao, thuần khiết và độc đáo.
Hồ Linh Chiểu có tường hoa bao quanh trang trí bằng những họa tiết hình khối. Bên ngoài có đào thêm một hồ lớn nữa là hồ Bích Trì. Hồ Bích Trì thuộc trong khuôn viên chùa Diên Hựu nằm bên phải chùa Một Cột. Trước sân chùa Diên Hựu đựng tháp đá Bạch Tuynh, từ tháp đá có cầu nhỏ dẫn vào Cʜùa Mộƫ Cộƫ .
Chùa Một Cột về đêm
Thắp hương ngày Rằm, mùng Một (Ảnh: ST)
Vào ngày rằm, mùng Một hàng tháng bạn quan lý tổ chức khánh tiết lau dọn và thực hành lễ cúng trong chùa. Người dân cũng hay đến tham quan và chiêm bái từ xa. Mùa hè chùa mở của đón khách vào tất cả các ngày trong tuần, đến mùa đông đóng cửa tất cả các ngày thứ Hai và thứ Sáu trong tuần. Vào chùa tham quan không mất phí.
Chùa Một Cột trong ao sen
Trong Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản Cʜùa Mộƫ Cộƫ được xây dựng ở Quận Thủ Đức năm 1958.
Biểu tượng chùa Một Cột trên đồng tiền Việt Nam (Ảnh: ST)
Chùa Một Cột còn từng được in nổi trên mặt đồng xu kim loại 5000 VNĐ như một hình ảnh đầy tự hào, thể hiện sự duy trì bảo tồn và phổ biến nét độc đáo của nơi này.
Đến với chùa Một Cột người ta thường cầu cho trí tuệ viên mãn, sinh khí tràn đầy. Qua những nét kiến trúc nghệ thuật vô cùng nhân văn văn đẹp đẽ như sự tinh khôi thanh thoát của cánh sen biểu trưng cho trí tuệ viên mãn. Cột trụ hình trụ – dương khí nằm giữa hồ Linh Chiểu – âm khí kết hợp mang đến sự sinh sôi trường thọ nối tiếp.
Qua nhiều năm,Cʜùa Mộƫ Cộƫ đã được cải tạo, phục hồi nhiều lần qua các triều đại của nhà Trần, Hậu Lê và Nguyễn. Hiện nay chỉ là một phần của quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu ngày xưa.
Chùa Một Cột năm 1896
Cʜùa Mộƫ Cộƫ đã được Bộ Vǎn hoá (nay là Bộ VH TT&DL) xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28/4/1962. Chùa Một Cột có ý nghĩa tôn giáo, văn hoá to lớn. Đây cũng là biểu tượng của Hà Nội nghìn năm văn vật.
Duy Phan – 25/10/2020
Bài viết được tham khảo:
Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội
Hình ảnh chùa Một Cột xưa và nay
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột – Biểu Tượng Văn Hóa Việt Nam
Chùa Một Cột