D.ịch dã kéo dài, tái đi tái lại khiến cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Những người làm nghề tự do càng thêm khôn khốn, từ người già đến người trẻ đều chung cảnh ngộ.
Vô tình đọc được bài tâm sự về hoàn cảnh của người đàn ông lớn tuổi mặc trang phục giản dị, chạy xe đạp đi xin việc. Chú ghé vào một công ty, hỏi xin có việc gì cho chú làm. Người trong công ty từ chối, chú ngỏ lời hỏi có gì ăn cho chú xin vì chú đang đói. Dáng người gầy gò, hoàn cảnh bi đát của chú khiến ai nấy đều cảm động.
Một người có tên tài khoản là T.W kể lại như sau: “Chú đi quanh để hỏi xin việc làm, bảo vệ, làm vườn, dọn dẹp vệ sinh… gì cũng được.
Mình nói “Dạ, công ty hiện không có nhu cầu”. Chú xin có gì ăn thì cho chú, vì đang đói quá…
Mọi người trong công ty đang trò chuyện, tự nhiên im lặng hết, một sự chạnh lòng mà bất kỳ ai cũng cảm nhận được…
Dịch càng kéo dài, càng thêm khó khăn và hơn 10.000 các doanh nghiệp lớn nhỏ đang rụng mỗi tháng vì trụ hết nổi. Hãy trân trọng những gì mình đang có, những khách hàng mang đến công việc làm, những doanh nghiệp gồng mình trả lương, chịu lỗ thời gian dài cho đến khi gục ngã hoàn toàn, họ chính là ân nhân của bạn đó…
Và điều quan trọng, hãy chuẩn bị cho những ngày khó khăn sắp đến, bằng sự nỗ lực hết sức mình. Đừng bỏ cuộc…!”
Người đàn ông đạp xe đi xin việc khiến bao người xót xa. Ảnh Ngồi lê mách lẻo
Câu chuyện trên chỉ là một trong số những khó khăn mà nhiều người trong số chúng ta đã và đang gặp phải. Người nào ở quê còn có thể gồng gánh rau cháo qua ngày, người nào đến thành phố lớn mưu sinh mà gặp ngay lúc dịch bệnh thì chẳng biết phải ứng phó ra sao. Công việc không có, tiền bạc không có, mọi sinh hoạt phí phải thanh toán, giữa nơi đất khách biết bám víu vào ai?
Anh Thanh Minh (29 tuổi), nhân viên cửa hàng bán thiết bị điện tử đã có chia sẻ với Vietnamnet về hoàn cảnh hiện tại của mình như sau: “Mình thất nghiệp cũng hơn một tháng rồi. Tiền để dành cũng xài sắp hết. Hết tháng này mà chưa tìm được việc nữa chắc từ giã TP.HCM luôn quá!”.
Ảnh nhân vật cung cấp, nguồn Vietnamnet
Theo anh Minh chia sẻ, từ khi dịch tái phát lần thứ 4, TP.HCM thực hiện giãn cách nên cửa hàng anh đang làm việc cũng cắt giảm nhân sự và anh chính là một trong những nhân sự đó. Anh chịu khó hỏi han bạn bè, lên mạng tìm việc và thậm chí là chạy xe ôm công nghệ nhưng thời gian giãn cách này khách rất ít.
Anh Minh tâm sự: “Mình đi xin việc khắp nơi mà khó lắm! Giờ này người ta chỉ có đuổi bớt chứ ai đâu muốn thêm. Cố thử thêm hết tháng xem còn duyên ở lại TP.HCM không. Khó quá về quê tìm việc để ổn định cuộc sống luôn”.
Đồng cảnh ngộ với anh Minh, Hướng dẫn viên du lịch Nguyễn Văn Tiến (26 tuổi) cũng không khá khẩm gì hơn. Dịch tái phát tour tuyến đóng băng, anh lâm vào cảnh ngồi không. giờ đây anh bán thêm hàng online từ mỹ phẩm đến thực phẩm và hy vọng sẽ có thêm chút thu nhập.
“Mình không về quê vì sợ không may mang dịch lây lan. Giờ ở lại TP.HCM mà không có công việc, phải xin ba mẹ từng đồng từng cắt. Nhưng chịu thôi, mùa này ai cũng vậy. Chỉ mong qua dịch để đi làm lại, kéo dài chắc mình cũng không trụ nổi”, anh Tiến chia sẻ.
Ảnh nhân vật cung cấp, nguồn Vietnamnet
Suốt hơn 1 năm qua, rất nhiều người đã không thể có nguồn thu nhập ổn định vì tình hình d.ịch bệnh cứ tái diễn. Người độc thân còn chật vật chưa yên thì những ai có gia đình càng thêm khốn đốn.
Trong xóm trọ của bạn T.D tại TP.HCM, những cô chú công nhân rời quê lên đây làm việc giờ phải chịu cảnh ngồi không. Đối với họ, mỗi ngày trôi qua là một cuộc chiến với cơm áo gạo tiền, với sự chán nản không biết khi nào mới có hồi kết.
Thu nhập không có, ngồi bó gối trong nhà trọ chật hẹp, nắng nóng, mệt mỏi như giày vò lấy họ. Còn gia đình, con cái dưới quê đang mong ngóng tiền gửi về mà tình hình thất nghiệp như vầy cứ kéo dài thì biết phải làm sao?
Anh Tâm, chị Thản chưa khi nào chợp mắt được vì nghĩ tới hoàn cảnh khó khăn hiện tại. Ảnh Thanhnien.vn
Nhiều người có cơ hội đã chọn về quê. Có người muốn sống tạm qua dịch sẽ trở lại thành phố làm việc, cũng có người dự định về ở hẳn. Anh Nguyễn Hoàng Phi (25 tuổi) là nhân viên chăm sóc khách hàng của một công ty bất động sản mới mất việc vì dịch Covid-19, đồng thời anh cũng hoãn việc học ngoại ngữ vì kinh tế khó khăn. Nhưng anh chọn về quê thay vì ráng bám trụ lại thành phố.
Cuộc sống ở quê bình lặng, không có nhiều áp lực nên ba mẹ anh Hoàng Phi muốn con trai ở lại lâu dài. Nhưng anh Phi cho biết mình sẽ quay lại Sài Gòn khi có cơ hội thông qua bạn bè và các trang tìm việc: “Em muốn lên lại TP.HCM. Giờ chỉ cần tìm được việc em sẽ quay lại liền. Em không đòi hỏi công việc đâu, giờ có người nhận vào làm, trả lương thấp cũng đồng ý. Chỉ cần có việc là em vui lắm rồi!”.
Ảnh trái: Nhân vật cung cấp, nguồn Vietnamnet.
Sau 4 lần dịch, nguy cơ từ giã Sài Gòn về quê là rất lớn. Khó khăn chồng chất khó khăn thì làm sao có thể trụ được. Bình thường đi làm có thu nhập cũng chỉ đủ trang trải qua ngày.
Còn bây giờ dịch bệnh, thất nghiệp từ ngày này sang tháng khác mà nhu cầu ăn uống, chi trả cho các sinh hoạt phí là không thể ngừng được. Chắt chiu đến mấy, tiền trong túi cũng cạn, sức chịu đựng của con người cũng có giới hạn.
Nếu bạn có công việc làm trong mùa dịch này, dù có bị cắt giảm lương đến mức nào thì nên thấy mình may mắn hơn rất nhiều người ngoài kia phải chịu cảnh ngồi không chẳng một đồng lương.
Trong hoàn cảnh khó khăn, các công ty đều phải gồng gánh để trả lương cho nhân viên dù họ chẳng hề khá giả là mấy, thu nhập đôi khi mất trắng. Ngày nào còn ở lại Sài Gòn làm việc, còn được nhận lương thì hãy hạnh phúc đi các bạn ạ. Đã có biết bao người phải rời thành phố về quê và không biết ngày quay lại rồi đấy.
Nguồn tham khảo: Vietnamnet