Vùng đất Đà Nẵng thời hoang sơ vốn là đất của nhà nước Chiêm phương Nam, rồi vào đời vua Trần Anh Tông, theo chủ trương hòa hoãn nên theo yêu cầu sính lễ của nước Việt, vua Chɨêm là Chế Mân đã cắt phần đất này và sáp nhập vào Châu Hóa của nước Đại Việt kể từ tháng 6-1306 đến tháng 10-1307 để cưới công chúa Trần Huyền Trân.
Từ tháng 11-1307 đến tháng 7-1402, sau một vài biến động lịch sử vùng đất này lại trở lại thuộc Chɨêm quốc.
Đà Nẵng 1859 -Tranh vẽ của J Minot cho nhãn của thương hiệu chocola nỗi tiếng lúc bấy giờ Chocolat Lombart) về cuộc kháng chɨến của quân dân Đà Nẵng trước sức tấn công của liên quân Pháp – TBN. Tranh vẽ về thành Điện Hải bị bốç cʜáy trong cơn giao chɨến.
Theo đó các phố tây và công sở phần lớn nằm trên các trục đường chính như Quai Courbet (Bạch Đằng), Jules Ferry nối dài Rue de Musée (Trần Phú ), Francis Garnier nối dài Marc Pourpe (Lê Lợi và Phan Châu Trinh) và khu dân cư bản xứ ở phía tây.
“Đα’ Nẵпg” trong Ô Châu cận lục không phải là một địa danh hành chính mà chỉ là tên gọi của một cửa biển.
Đà Nẵng là một tên dịch theo kiểu dịch âm kiêm dịch ý một phần, nếu phiên âm Hán-Việt thì đọc thành Đà Nhương, địa danh cần dịch đã được dịch bằng chữ Hán có âm đọc (âm Hán Việt) tương cận, ý nghĩa của chữ Hán dùng để dịch có liên quan nhất định với ý nghĩa của tên gọi được dịch. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng tên gọi Đα’ Nẵпg xuất phát từ vị trí nằm ở cửa sông Hàn của thành phố. Đó là một biến dạng của từ Chăm cổ “Da nak”, được dịch là “cửa sông lớn”.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu về Chăm là Inrasara và Sakaya đã có những đề xuất khác. Inrasara (tức Phú Trạm, nhà thơ và nhà nghiên cứu Văn hóa Chăm Pa) cho rằng “Đà Nẵng” là biến dạng của từ Chăm cổ Đaknan. Đak có nghĩa là nước, nan hay nưn, tức Ianưng có nghĩa là rộng.
Tranh vẽ Đα’ Nẵпg 1860 của Gravure về một chợ tạm của người Pháp và TBN ở vùng tạm chɨếm trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Chợ tạm được hình thành chỉ trong vòng hơn một năm khi liên quân Pháp -TBN vào Đà Nẵng vào năm 1858… Qua bức tranh cho thấy những người buôn bán ở chợ này là người châu Âu và một vài người Trung Hoa. Hàng hóa rất ít dường như là khoáng sản, lâm sản quý, ngọc trai…,
Địa danh Đaknan hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn. Còn nhà nghiên cứu Sakaya (tức Trương Văn Món) cho rằng “Đ.Nẵng” có thể xuất phát từ nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Đakdơng – Đà dơng, có nghĩa là con sông. Đanang trong tiếng Chăm và Raglai cổ, cùng thuộc ngôn ngữ Malayo-Polynesia, có nghĩa là “nguồn”. ” Đα’ Nẵпg” là “sông nguồn”. Nhưng nếu chúng ta xét về phương diện ngôn ngữ Chăm hiện đại, thì trong ngôn ngữ Ê-đê, Gia Rai thuộc nhóm Chamic vẫn còn lưu giữ cách gọi từ cổ như Krông Năng hay Rơ Năng hay Da Năng.
Tranh vẽ Đà Nẵng xưa ở bến tàu Courbet với những xe kéo của người bản xứ phục vụ một cặp vợ chồng người Âu. Dưới sông là những chiếc ghe bầu đang cập cầu tàu để buôn bán, bốc dỡ hàng hóa (cầu tàu này là tiền thân của chiếc cầu chữ T trước mặt UBND thành phố hiện nay).
Hiện tại, ngay cả một tỉnh đông người Chăm ở Campuchia vẫn giữ cách gọi một bến sông của người Chăm là “Kam pong Ch’Năng” và trở thành tên một tỉnh của Campuchia Kampong Chhnang có đông người Chăm sau tỉnh Kampong Cham. Tất cả các biến thể của ngôn ngữ Chăm Pa từ “DaNăng” thành Ênang, Ch’nang, R’nang trong ngôn ngữ Chăm, Gia Rai, Ê đê, Raglai ngày nay đều mang nghĩa là bình yên, thanh bình. Kampong Danang tức là Bến sông Thanh bình. Da Nang trong tiếng là nương tựa, “vì 2 ông Sakaya và Inrasara là người Chăm vùng Panduranga nên không hiểu rõ từ Danang trong tiếng người Chăm chuẩn, vì tiếng Chăm Panduranga gọi Danang thành Danưng”.
Tàu lửa từ Đà Nẵng đi Huế. Những nhân viên hỏa xa đang tất bật cho chuyến khởi hành. Thị dân Đα’ Nẵпg phần lớn đi chân đất, nam nữ đều đội nón lá có vành rộng, đi hoặc đứng đều có thói quen chắp tay phía sau!
Người Trung Quốc gọi ĐNẵng là Hiện Cảng, vốn được viết bằng chữ Hán là 蜆港, về sau được đổi thành 峴港. Thời xưa tàu thuyền Trung Quốc đi Đà Nẵng thường lấy hòn Sơn Chà làm mốc định vị phương hướng. Hòn Sơn Chà có hình dáng giống con hến nên người Trung Quốc đã gọi nơi đây là “Hiện Cảng” (蜆港), có nghĩa là “Bến Hến”. Về sau một số người không hiểu rõ nguồn gốc của tên gọi này, thấy xung quanh Đα’ Nẵпg có nhiều núi non bao bọc nên đã thay chữ “hiện” 蜆 có nghĩa là “con hến” bằng chữ “hiện” 峴 là từ dùng để chỉ núi nhỏ mà cao.
Khách sạn MORIN de Tourane (do anh em nhà Morin) ở đây ngày xưa sáng lập. Nay là Khách sạn Bạch Đằng (Morin có một chuỗi các khách sạn tại Việt Nam gồm Huế – Đα’ Nẵпgvà Bà Nà )
Một tên gọi khác được đặt cho Đà Nẵng là Cửa Hàn (dịch nghĩa “cửa của sông Hàn”). Theo tác giả Võ Văn Dật thì từ Hàn đã được Việt hóa từ cách đọc theo tiếng Hải Nam của địa danh “Hiện Cảng” 蜆港 là “Hành Càng” hay “Hàn Càng”.
Chài lưới ở Đà Nẵng
Giáo sĩ Buzomi – đến Đà Nẵng năm 1615 – đã gọi nơi này là Porte de Kéan. Bản đồ châu Á do Sanson d’Abbeville vẽ năm 1652 ghi Đà Nẵng là Turaon. Giáo sĩ Christoforo Borri – đến Đα’ Nẵпg năm 1618 – khi viết hồi ký về xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn thì đã gọi Đà Nẵng là Touron. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người từng lui tới Đα’Nẵпg nhiều lần và đã gọi nơi này là Turon; trong bản đồ của ông ghi là “Kean” (“Kẻ Hàn”, kẻ trong “kẻ chợ”).
Chùa Pháp Lâm Đà Nẵng xưa
Cho đến giữa thế kỷ XIX, địa danh “Đα’ Nẵпg” vẫn còn là tên gọi của một vùng lãnh thổ gắn liền với một cửa biển, một vũng nước sâu, một “cửa quan” hay một “tấn sở”. Các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến cả Tự Đức nghiêng về ý nghĩa phòng thủ của nơi này hơn là phát triển thành một đô thị sầm uất. Vì vậy mà thời kì này Đ.Nẵng được gọi là một “tấn”, tức là một vị trí trọng yếu phòng thủ. Cho đến khi Pháp khai hỏa xâmchɨếm thì Đà Nẵng vẫn chỉ là một vị trí, một địa bàn chɨến lược về quân sự và chưa từng là một địa danh chỉ đơn vị hành chính.
Tourane là tên của ĐNẵng trong thời Pháp thuộc. Do sức ép của Pháp, năm 1888 vua Đồng Khánh phải ra một Đạo dụ nhượng Đα’ Nẵпg (Hà Nội và Hải Phòng ) bao gồm Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây, thường gọi là “ngũ xã”. Bộ máy cai trị do viên Đốc lý người Pháp đứng đầu và các cơ quan giúp việc.
Tòa nhà này hiện nay vẫn còn giữ được kiến trúc như ban đầu (đường Bạch Đằng)
Từ năm 1888 cho đến hết thời Pháp thuộc, Tourane là tên chính thức của Đà Nẵng. Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của từ Tourane. Thứ nhất đó là lối nói trại từ chữ Châu Ranh (chỉ ranh giới Việt Nam-Chɨêm Thành). Ý kiến thứ hai cho rằng nó bắt nguồn từ một làng có tên là Thạc Gián bị viết lầm là Tu Gián. Ý kiến thứ ba giải thích rằng Tourane chỉ địa danh của một nơi vốn có một cái tháp (tour) trên cửa Hàn.
Thành Điện Hải được xây dựng kiên cố vào năm 1823 (Minh Mạng) theo kiểu vauban, có thành cao 12 mét, nơi đây vào năm 1858 đã xẩy ra cuộc chɨến đấu ácljệt giữa quân dân Đà Nẵng (do Thống chế Lê Đình Lý, rồi đến Thống chế Nguyễn Tri Phương chỉ huy) với liên quân Pháp – Tây Ban Nha .
Nhà thờ và Bệnh viện xưa (trong ảnh) được xây trên nền của thành Điện Hải – Ngày nay nhà thờ không còn nữa. Phần đất thấp, kế nhà thờ, nay là Công viên Phần mền và thành Điện Hải đang được trùng tu. Tại khu vực nầy khi xây dựng, người ta đã phát hiện nhiều loại vũ khí xưa.
Một “ông Ba mươi” săn được ở chân núi Ải Vân.
Trong văn hóa dân gian, Vũng Thùng là một tên thông tục khác để đề cập đến đây (hiện nay Vũng Thùng là tên gọi của một vụng biển nhỏ ở phía đông bắc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà dùng để neo đậu tàu thuyền của ngư dân). Các nhà Nho nói chữ thì gọi là Trà U, Trà A, Trà Sơn hay Đồng Long Loan.
Núi Ngũ Hành Sơn (ảnh chụp cách đây ngót 100 năm) với quang cảnh chùa cổ Tam Thai
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tourane đổi tên thành Thái Phiên – nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916. Tuy nhiên vào ngày 9 tháng 10 năm 1945, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị giữ nguyên tên cũ của các đơn vị hành chính từ cấp kỳ, thành phố, tỉnh, huyện trong cả nước để tiện việc thông tin liên lạc và công văn giấy tờ. Thành phố trở lại tên gọi cũ Đα’ Nẵпg.
Duy Phan – 25/10/2020
Bài viết được tham khảo:
Đà Nẵng – lịch sử hình thành, ảnh xưa cũ, di tích…
Đà Nẵng
Hình ảnh Đà Nẵng xưa – nay