Gia đình đang khâm liệm thì nhận được thông báo người mấ.t dư.ơng tín.h với nCoV. Đó là tin mình vừa đọc được trên báo. Đọc xong mà giật mình luôn vì thế này thì sẽ có rất nhiều F1. Chỉ mong những người có tới tang lễ này sẽ có sức khỏe tốt, thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch và không bị b.ệnh thôi.
Có kết quả test nhanh âm tính, người đàn ông được gia đình đưa về làm tang lễ, đang khâm liệm thì cơ quan chức năng báo PCR dương tính
Theo thông tin đăng tải, ngày 10/8 công an TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long báo cáo về sự việc cụ ông 84 tuổi qua đời có kết quả dương tính nCoV.
Cụ thể, vào chiều ngày 7/8, cụ ông V.H (84 tuổi, sống tại số 23/18 đường Võ Thị Sáu, phường 1, TP Vĩnh Long) được người nhà đưa vào BV Đa khoa Vĩnh Long cấp cứu. Lý do là vì cụ ông có triệu chứng suy hô hấp, suy tim.
Tới sáng ngày 8/8, tình hình của cụ ông diễn biến xấu. Sau khi có kết quả test nhanh âm tính, b.ệnh viện đồng ý để gia đình đưa ông về để lo hậu sự.
Người m.ất vì nCoV được xử lý theo quy trình. Ảnh: PLO
Khoảng 11h30 ngày 8/8 thì ông qua đời. Sau đó, bà K. H – người thân của ông đón xe ôm đến xã Tân Hạnh (huyện Long Hồ) để tìm người về xây mộ.
Tuy nhiên, tối cùng ngày khi mọi người đang chuẩn bị khâm liệm cho ông H thì gia đình bất ngờ nhận được thông báo kết quả PCR của ông và bà H đều dương tính với nCoV.
Sau đó, cơ quan chức năng đã vận động gia đình đưa ông H đi hỏa thiêu. Ngay trong đêm, ngành chức năng đã phong tỏa khu vực này và đưa bà H đi điều trị. Những người liên quan cũng được đưa đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Phun khử khuẩn sau khi có ca nhiễm. Ảnh: Internet
Thời gian vừa qua cũng có không ít trường hợp test nhanh âm tính nhưng sau đó lại có kết quả PCR dương tính. Nói về điều này, TS. BS Lê Thanh Hải (GĐ BV Phổi Thừa Thiên Huế) lý giải như sau
Test nhanh là xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus trong máu hay còn được gọi là làm xét nghiệm nhanh. Việc này cho phép xác định việc bện.h nhân có đang nhiễm hoặc trước đó bị phơi nhiễm với virus hay không. Nếu người đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm thì trong máu sẽ có kháng thể kháng lại virus.
Kết quả test nhanh chỉ có kết quả giá trị điiều tra dịch tễ xem tình hình dịch đã qua, hiện tại và dự báo tương lai. Nếu làm test nhanh sớm quá thì cơ thể chưa có đủ kháng thể sẽ cho ra kết quả âm tính.
Ngay cả khi test nhanh làm đúng lúc thì vẫn chưa đủ để khẳng định có sự hiện hữu của virus nCoV trong cơ thể hay không. Đó là lý do vì sao chúng ta cần làm thêm xét nghiệm PCR.
Test nhanh nếu làm muộn thì có thể cho kết quả dương tính nhất là sau 2 tuần phơi nhiễm nhưng lúc này khả năng ngăn ngừa lây lan đã bị bỏ qua. Việc làm test nhanh cũng có giá trị để xem cơ thể đã có kháng thể kháng lại virus hay chưa.
Việc test nhanh âm tính mà kết quả PCR dương tính thì khả năng người đó mới bị nhiễm trong một vài ngày gần đây. Bởi thường dưới 7 ngày thì kháng thể chưa kịp hình thành trong máu nên test nhanh mới âm tính.
Người không may qua đời vì nCoV được xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn, không lây nhiễm
Theo Trung tâm Kiểm soát bệ.nh tật TP. HCM (HCDC) cho biết: nCoV được xếp vào bệ.nh tr.uyền nh.iễm nhóm A. Điều 18 Luật phòng chống b.ệ.nh tru.yền nhi.ễm quy định: Người m.ất vì bệ.nh tru.yền nh.iễm nhóm A thì thi thể phải được diệt khuẩn và xử lý mai táng trong thời gian 24 giờ.
Riêng với người m.ất vì nCoV, Bộ Y tế hướng dẫn: Thi hài phải được hỏa táng, chỉ mai táng khi không thực hiện được việc hỏa táng. Bên cạnh đó, phải được khâm liệm càng sớm càng tốt, hòa táng và mai táng cũng được thiện hiện trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm người bệ.nh trút hơi thở cuối cùng.
Với trường hợp người mấ.t tại cơ sở khám chữa b.ệnh, quá trình khâm liệm tuân thủ theo quy trình đặc biệt với bện.h dịch nguy hiểm. Việc khâm liệm phải được thực hiện càng sớm càng tốt tại nhà tang lễ bệ.nh viện và hạn chế tối đa số người tham gia.
Những người tham gia khâm liệm cần có đồ phòng hộ cá nhân và rửa tay sạch bằng xà phòng. Đặc biệt, không được để người nhà bệ.nh n.hân thăm viếng trong suốt quá trình lưu giữ cho tới khi khâm liệm xong.
Bộ Y tế cũng nhấn mạnh: Người vào viếng phải đeo khẩu trang, không được đụng chạm vào quan tài và vệ sinh tay bằng cồn sau khi viếng. Thi hài phải được vận chuyển thẳng tới nơi hỏa táng hoặc nơi chôn (nếu tỉnh/thành đó không có nơi hỏa táng) theo kế hoạch đã thống nhất với CDC địa phương. Thi hài được di chuyển bằng xe ô tô chuyên dụng. Người nhà bệ.nh nhân không được lên xe chuyển thi hài.
Trường hợp người qua đời do nhiễm nCoV tại cộng đồng, gia đình cần gọi điện thông báo chính quyền sở tại để được tư vấn, hỗ trợ xử lý thi hài. Tuyệt đối không được tự ý xử lý. Bên cạnh đó, cũng phải hạn chế người không có nhiệm vụ đi vào khu vực có người qua đời do nhiễm nCoV trừ nhân viên y tế và người tham gia xử lý thi hài. Quá trình xử lý phải đảm bảo việc phòng chống lây nhiễm.
Trường hợp người đang cách ly y tế mà qua đời thì được miễn phí chi phí bảo quản, quản ướp, mai táng, di chuyển hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống b.ệnh tru.yền nhiễ.m.
Nguồn: Tổng hợp
https://www.webtretho. com/p/dang-chuan-bi-kham-liem-thi-nhan-tin-nguoi-mat-duong-tinh-ncov-phong-toa-khan-truoc-do-am-tinh