Cách đây chừng 30-50 năm, khi chưa bước vào vòng xoáy đô thị hóa, Đà Lạt mang hình ảnh thành phố đơn sơ, không có những công trình kiến trúc mới, không tấp nập du khách ghé thăm…
Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho.
Ảnh chụp Đà Lạt năm 1925 – 1930
Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893.
Bản đồ Đà Lạt ngày xưa – được mệnh danh là thiên đường nơi hạ giới
Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, ĐàLạt ngày nay là một thành phố đông dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.
Người bản xứ và xe hơi chụp ở Lang Bian năm 1925
Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, nơi đây thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ XX.
Một góc thành phố Đà Lạt ngày ấy còn hoang sơ
Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đα’ Լạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện… một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa.
Thác Liên Khương ở Đức Trọng những năm ngày xưa
Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.
Một khách sạn Đà Lạt trên đường Trần Hưng Đạo ngày nay
Địa danh Đα’ Լạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, dòng suối Cam Ly chảy qua khu vực này theo hướng Bắc – Nam, trong đó đoạn từ khoảng Hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch.
Hồ Xuân Hương ngày ấy còn hoang sơ chưa khai thác triệt để như bây giờ
Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát (người Cơ Ho). Trong một bài phỏng vấn đăng trên tạp chí Revue Indochine tháng 4 năm 1944, công sứ Cunhac, một trong những người tham gia xây dựng thành phố từ ngày đầu, đã nói: “Cho mãi tới những năm sau này, khung cảnh ban sơ vẫn không có gì thay đổi. Ở tại chỗ của cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lát đã chảy qua và người ta đã gọi suối này là Đα’ Լạt”. Vào thời kỳ đầu, các bản đồ cũng như sách báo thường chỉ nhắc đến địa danh Dankia hay Lang Biang.
Hotel Palace ngày xưa đã lộng lẫy nguy nga mang dáng dấp cung điện Pháp
Nhưng sau khi Đα’ Լạt được chọn làm nơi nghỉ dưỡng thay vì Dankia, và đặc biệt từ khi nơi đây trở thành một thành phố, địa danh Đà Lạt mới xuất hiện thường xuyên.
Đà Lạt – Thành Phố Mộng Mơ:
Đà Lạt xưa với nhiều điều không nói hết bởi ngôn từ còn quá hạn hẹp, có liệt kê ra cũng chỉ một phần sống lại trong ký ức.Đα’ Լạt của ngày nay có chút ảnh hưởng của quá trình đô thi hóa nhưng vẫn giữ được cái riêng. Có lần tôi đã đọc đâu đó nói Đà Lạt vẫn còn cái hồn phảng phất trong cỏ cây hoa lá, trong những màn sương trắng phủ núi đồi hay đơn giản nằm trong ly sữa đậu nành thơm nồng chiều đông lạnh.
Đà Lạt xưa mộc mạc trong tà áo dài của cô thiếu nữ lúc tan trường, của chị bán hàng rong ,bà bán xôi cạnh rạp chiếu bóng Hòa Bình. Thanh lịch, dịu dàng có lẽ là nét đáng yêu của con người xưa.
Những cô gái uống nước cao nguyên má bỗng ửng hồng khi tiết trời nắng lạnh, mộng mơ và e lệ như chính tên gọi mà người đời đặt cho nơi đây. Người xưa hiền hòa mến khách và yêu thơ nhạc, phải chăng do tiết trời nơi đây hội tụ nhiều yếu tố tốt đẹp khiến cho họ cũng trở nên nhẹ nhàng thanh thoát.
Đường phố khu vực trung tâm Đà Lạt cách đây chừng 50 năm về trước mang nét đẹp cổ điển, đồng bộ về kiến trúc. Khi chưa bị đô thị hóa, góc phố đặc trưng với những ngôi nhà kiểu Pháp, biệt thự cổ nằm trọn giữa rừng thông xanh. Ảnh: Sandy1618.
Đà Lạt xưa là tiếng lộc cộc vó ngựa về đêm và gần sáng còn văng vẳng bên tai lữ khách độc bước trên đường trong sương lạnh. Yên bình, lãng mạn và có chút buồn lãng đãng như sóng nước Xuân Hương lặng lẽ vỗ nhịp vào bờ. Đã tự bao giờ mang tâm sự của những con người nơi đây và lưu giữ yêu thương cho những kẻ trót đem lòng mong nhớ mảnh đất đầy sương phủ. Xuân Hương được ví như nàng thơ của nơi này bởi dáng vẻ cong cong e ấp trong lòng Đồi Cù, mỗi sáng sớm giật mình bừng tỉnh như đứa trẻ con đáng yêu với nét tinh khôi long lanh trong đôi mắt.
Thành phố tình yêu năm xưa thoáng đãng, không có bóng dáng xe máy lộn xộn, chưa nhiều người tứ xứ đổ về, thưa khách du lịch check-in. Ngày nay, những nét xưa của Đà Lạt vẫn còn nhưng không nhiều, hơn nữa lại lẫn lộn cùng những khách sạn, hàng quán, nhà ở xây mới không đồng nhất về mặt kiến trúc. Ảnh: Doi Kuro.
Đà Lạt xưa là hình ảnh người bán rong nướng những củ khoai lang khoai mì , bắp nếp thơm lừng giữa trời đông, là nắm xôi nóng hổi nghi ngút khói ấm lòng cho những ai đang vội vã lên đường hay chỉ là một bát canh atiso hầm vị ngọt thanh chỉ cần một ngụm đã gói gọn cả thành phố vào trong đó.
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt trước kia là trường Grand Lycee Yersin, được người Pháp thành lập năm 1927. Hiện, ngôi trường là điểm check-in quen thuộc thu hút giới trẻ khi ghé. Ảnh: Manh Hai.
Đà Lạt xưa là quán cóc bên đường chỉ có một vài đồ uống đơn giản, chỉ vài bức tranh trên tường, vài khung cửa sổ đủ nhìn thấy những giọt mưa vô tình rơi xuống khiến cho ai đó cần một bờ vai để tựa vào. Nơi đây cũng chứng kiến biết bao nhiêu mối tình dang dở làm cho người ra đi kẻ ở lại để một nửa hồn kia bỗng như dại khờ. Có lẽ vì nhiều lí do mà nơi đây trở thành nguồn cảm hứng cho không ít nhà thơ , nhạc sỹ sáng tác, Hàn Mặc Tử đã phải thốt lên những áng thơ đầy lãng mạn, để cho Trịnh Công Sơn lưu dấu mối tình với nữ Ca sỹ Khánh Ly hay Lam Phương với nỗi buồn cho tình yêu mà suốt đời ôm trọn cô đơn để Đα’ Լạt trở nên “ Thành Phố Buồn” trong tâm tưởng.
Một góc thành phố mờ sương trong bức không ảnh. Những ngôi nhà ngói thấp thoáng trong sương sớm, xen kẽ giữa rừng thông, từng là hình ảnh đẹp đặc trưng của Đà Lạt. Vẻ đẹp này đang dần mất đi, thay thế bằng những cao ốc lẫn lộn về hình dáng, màu sắc. Ảnh: Ron Sanders.
Đà Lạt xưa là những hàng thông nghiêng mình vi vu trong gió để cảm nhận hương vị đất trời, để âm thầm nghe đôi tình nhân hò hẹn cuối chiều, để lắng tai cầu nguyện trong tiếng chuông chùa ngân lên mỗi khi trời gần sáng và để cho ai đó phải “ Kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Có lẽ thông làm nên nơi này và chính nơi đây nó mới được thi vị hóa trở nên có linh hồn cùng bầu bạn với con người.
Chợ Đà Lạt thập niên 60 thế kỷ trước là nơi giao thương, mua bán tấp nập của thành phố, nhưng vẫn toát lên dáng vẻ bình dị. Chợ Đα’ Լạt hiện tại cứ vào mùa cao điểm lại nháo nhác du khách từ khắp nơi đổ về, mang theo cảnh tượng chật chội, phá vỡ đi hình ảnh dung dị của khu chợ năm nào. Ảnh: Anthony LaRusso.
Đà Lạt xưa là tiếng “Cam Ly vô tư” để là nơi hẹn hò của giai nhân đón ai đó trong ngày vui cuộc đời, để thế nhân rũ hết u sầu quay về bến yêu mà thương miền đất lạnh, nơi đã ghi dấu trong lòng những buồn vui thưở trước. Không phải chỉ để đến rồi để đi, Đα’ Լạt khiến cho con người ta phải cảm nhận một điều “ khi ta ở chỉ là nơi đất ở khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.
Hồ Xuân Hương là địa điểm tượng trưng cho vẻ đẹp yên bình của Đà Lạt. Đây là hồ nhân tạo, nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua. Từ ngày được xây dựng, hồ là điểm tham quan được thu hút du khách. Ảnh: Sandy1618.
Đà Lạt xưa còn là nơi cư trú của những người dân tộc bản địa với hình ảnh hằng ngày xuống phố gùi trên vai những bó ngo còn thơm phức nhựa thông hay đơn giản vài nhánh lan rừng để bán đi đổi lại thức ăn qua ngày. Các bà mẹ gùi trên vai những đứa con bé nhỏ để nó quen với cuộc sống, cứng cáp hơn và bản lĩnh hơn giống như những thủ lĩnh của chúng ngày xưa oai hùng trong truyền thuyết.
Một bức ảnh chụp Đà Lạt từ trên cao, thành phố yên bình nằm gọn giữa đồi núi. Ngày nay, đô thị xâm lấn, nhiều rừng thông trong thành phố không còn nguyên vẹn, nhường chỗ cho những công trình phục vụ nhu cầu du lịch, nhà ở của người dân. Ảnh: L.R. (Dusty) Rhodes.
Ngôi biệt thự hoa giấy trong bức hình của nhiếp ảnh gia Warren G. Reed hiện không còn nữa, thay thế vào đó là khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt. Biệt thự Pháp cổ vốn là một trong nhiều hạng mục công trình kiến trúc làm nên nét riêng của thành phố ngàn hoa. Ngày nay, biệt thự cổ trong thành phố bị mai một dần, khuất lấp sau những dãy nhà ống không mấy thẩm mỹ. Ảnh: Warren G. Reed.
Đà Lạt có điều kiện khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho việc trồng trọt. Quang cảnh một nông trại trồng rau xanh ở thành phố sương những năm 1961 thơ mộng chẳng kém cánh đồng ở các vùng quê châu Âu. Ảnh: Wilbur E. Garrett.
Tại “ngã ba chùa” ngày nay, xưa kia từng có những căn biệt thự nằm san sát nhau. Người Pháp đã cho xây dựng rất nhiều công trình khang trang nhằm phục vụ cho giới quý tộc đến đây nghỉ dưỡng.
Rạp chiếu phim Hòa Bình hiện nay xưa kia từng là khu chợ đông đúc nhất thành phố. Từ những thời kỳ đầu xây dựng, người dân nơi đây đã sống với những công trình ngang hàng với quốc tế thời bấy giờ.
Đến năm 1961, chợ Đà Lạt được xây dựng và vẫn hoạt động đến ngày nay.
Đà Lạt xưa với nhiều điều không nói hết bởi ngôn từ còn quá hạn hẹp, có liệt kê ra cũng chỉ một phần sống lại trong ký ức. Đà Lạt của ngày xưa và ngay nay vẫn như thế, những hình ảnh đó vẫn không mất đi chỉ là bởi quá yêu vùng đất này nên càng ngày cư dân đến đây đông hơn, bởi cuộc sống đô thị nên vắng đi những tà áo dài trong chợ…Nhưng Đα’ Լạt vẫn còn đó những tâm tư, những ước muốn, những nỗi niềm và cả những điều ta chưa khám phá hết. Mỗi lần đến đây đều để lại cho ta nhiều cảm xúc khó tả, để phải nhớ mong, phải chờ đợi một ngày được trở lại mảnh đất thân yêu này…
Duy Phan – 23/10/2020
Bài viết được tham khảo:
100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa và những năm Pháp thuộc
20 bức ảnh gợi lại ký ức Đà Lạt xưa!!!
Dáng hình Đà Lạt xưa, khi đường phố còn thưa bóng khách du lịch
Cảm xúc Đà Lạt xưa
Đà Lạt