F0 ngưng tim sau 1 tháng ở nhà tự chữa khỏi ‘côvy’: BS nói dấu hiệu nguy hiểm cần đi viện ngay

Hiện nay số ca nhiễm “cô vít” mỗi ngày một tăng cao, F0 ngoài cộng đồng cũng nhiều, đặc biệt số F0 điều trị tại nhà cũng tăng lên nhanh chóng, như ở Hà Nội số F0 điều trị tại nhà đã lên tới hơn 10.000 người rồi đó mọi người.

Và thực tế thì có rất nhiều F0 điều trị tại nhà nhưng chưa biết cách theo dõi sức khỏe, uống thuốc không đúng hướng dẫn sử dụng vì vậy dẫn tới tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.Thậm chí có trường hợp còn ngưng tim, rơi vào trạng thái nguy kịch.

Mình đọc trên báo điện tử Dân trí gần đây có đưa thông tin về một người đàn ông sau khi tự điều trị khỏi tại nhà bằng vitamin C mà không dùng thuốc kháng đông, kết quả là người này bất ngờ lên cơn khó thở nặng và ngưng tim, đi cấp cứu tại bệnh viện.

Mình xin phép chia sẻ lại thông tin chi tiết về trường hợp này ở bên dưới, mọi người nên tham khảo để chú ý hơn trong việc theo dõi sức khỏe tại nhà, đặc biệt là dấu hiệu suy hô hấp nha.

F0 điều trị tại nhà cần chú ý tới các dấu hiệu sức khỏe. Nguồn: Dân trí

Trường hợp người đàn ông nói trên tên N.B.T. (60 tuổi, ngụ TPHCM), ông này phải nhập viện cấp cứu nửa đêm với triệu chứng đau ngực khó thở, tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định,

Tại đây, ông T. được chẩn đoán thuyên tắc phổi gần như toàn bộ hai bên kèm huyết khối trong tim.

Được biết, trước đó vào tháng 11/2021 ông T nhiễm “cô vít” khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, tự điều trị tại nhà, chỉ uống vitamin C mà không dùng thuốc kháng đông.

Sau khi hội chẩn, ekip điều trị chuyển ngay ông T vào khoa Phẫu thuật tim khi chỉ số SpO2 chỉ còn 79%, nhịp tim nhanh. Khi đang tiến hành thực hiện các thủ thuật gây mê, thì ông T ngưng tim. Vừa xoa bóp tim ngoài lồng ngực, các bác sĩ đồng thời tiêm adrenaline liên tục 32 ống vào đường tĩnh mạch nhưng 10 phút trôi qua, tim vẫn không đập lại.

Theo TS.BS Bùi Minh Thành, Trưởng khoa Phẫu thuật tim cho biết :Trước tình huống này, ekip điều trị buộc phải cưa xương ức mở ngực khẩn, khâu mạch máu để khởi động hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể nhanh nhất có thể. Sau khi hạ thân nhiệt, liệt tim, bác sĩ tiến hành lấy huyết khối lấp đầy hai động mạch phổi và các nhánh, kiểm tra huyết khối trong các buồng tim.

Ca phẫu kéo dài 4 giờ đã thành công. 24 giờ hậu phẫu, ông T tỉnh dần và được rút nội khí quản.

72 giờ sau ông T ổn định về hô hấp tuần hoàn, nhưng vẫn còn ngủ nhiều, đến 96 giờ thì phục hồi gần như hoàn toàn.

F0 điều trị tại nhà cẩn thận với những dấu hiệu suy hô hấp

Từ trường hợp của ông T, các bác sĩ cho biết: Khi nhiễm “cô vít, người nhiễm sẽ có tình trạng tăng đông máu, nhất là hệ thống mạch máu phổi, gây thuyên tắc các mạch máu, đi kèm tình trạng thương tổn các phế nang, độc tố gây viêm nhiễm xuất tiết… dẫn đến suy hô hấp nhanh, trầm trọng và thậm chí không qua khỏi nếu không được can thiệp kịp thời.

Cần đặc biệt tới dấu hiệu suy hô hấp ở những F0 điều trị tại nhà. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Với những người đã khỏi “cô vít”, tình trạng tăng đông dù có giảm nhưng vẫn còn. Do đó, mọi người cần cảnh giác với các triệu chứng đau tức ngực, khó thở mặc dù chưa từng mắc bệnh tim.

Theo hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội, với F0 điều trị tại nhà, cần trang bị máy SpO2 cặp ở đầu ngón tay để đo cho chính xác nồng độ bão hòa oxy trong máu. Bình thường SpO2 trên 96%, nếu chỉ hít thở khí thở.

Nếu SpO2 dưới 96% là dấu hiệu suy hô hấp (Chú ý không nên sơn móng tay vì khi sơn, tín hiệu nhận biết trên đầu cặp SpO2 không chính xác nữa, nên có thể chỉ số này bị hạ dù thực tế ta không thiếu oxy)

Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương lưu ý: “Bình thường, trạng thái nhịp thở là dưới 20 lần/phút ở người trưởng thành. Nếu đếm nhịp thở trên 25 lần/phút thì có nguy cơ khó thở, rõ ràng hơn nữa còn có cảm giác tức ngực, khó thở, không thể nói hết câu dài, trọn vẹn một câu, đó là triệu chứng gợi ý suy hô hấp”.

Bác sĩ Ninh cũng đưa ra những lưu ý trong sử dụng thuốc hạ sốt và những dấu hiệu bị suy hô hấp cũng như cách dùng các loại thuốc kháng đông, kháng viêm với F0 điều trị tại nhà như sau:

Trước hết, tại Hà Nội, F0 điều trị tại nhà (từ 18 tuổi trở lên) được phát miễn phí 3 gói thuốc, trong đó có gói B, gồm nhóm thuốc kháng viêm (như Dexamethasone hoặc Methylprednisolone) và chống đông (như Rivaronxaban, Apixaban, Dabigatran).

– Bác sĩ lưu ý không dùng khi chưa có biểu hiện suy hô hấp và đặc biệt là không phải chỉ cần dùng thuốc này là F0 sẽ yên tâm ở nhà, đây là loại thuốc dùng khi chờ liên hệ bác sĩ hỗ trợ.

– Thuốc kháng đông, kháng viêm không dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú hay người mắc một số bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hoá, đường tiết niệu…

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy rất cần thiết nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Hiện nay rất nhiều F0 phải tự điều trị tại nhà vì vậy mọi người nên tìm hiểu cặn kẽ những việc nên và không nên không quá trình điều trị bệnh, đặc biệt cần chú ý tới sức khỏe từng chút một, nếu thấy có dấu hiệu bất thường lập tức tới viện ngay để được hỗ trợ kịp thời nha mọi người.

Nguồn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *