Bình Dương – nơi đất lành chim đậu. Chợ Thủ Dầu Một là trung tâm mua bán lớn nhứt tỉnh nhà. Từ khi xây dựng, hình ảnh ngôi chợ với tháp đồng hồ cao nghệu luôn luôn in đậm trong tâm khảm của người Bìпh Dươпg.
Khu chợ của thị trấn Ƭhủ Dầυ Mộƫ, tỉnh lỵ của tỉnh Thủ Dầu Một thời thuộc địa, ngày nay là thành phố Thủ Dầu Một trực thuộc tỉnh Bìпʜ Dươпɢ.
Ai về chợ Thủ bán hủ, bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”…
Chợ Ƭhủ Dầυ Mộƫ được hình thành khoảng gần 2 thế kỷ, nằm gần sát sông Gài Gòn và các con đường bao quanh chợ; phía Bắc giáp với đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp đường Bạch Đằng, phía Tây giáp đường Đoàn Trần Nghiệp; phía Đông giáp đường Trần Hưng Đạo. Nhìn từ xa, chợ giống như một con tàu với cột buồm đang lênh đênh trên mặt sông Sài Gòn. Chợ có vị trí khá thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán với các tỉnh miền Tây, các vùng lân cận.
Một dãy phố buôn bán ở chợƬ hủ Dầυ Mộƫ thập niên 1920
Chợ Thủ luôn giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu biểu của Bìпh Dươпg, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cũng chính vì thế, chợ Bình Dương không chỉ là nơi mua bán mà còn là một biểu trưng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của Bình Dương và Nam Bộ.
Thời điểm này chưa có điện, mỗi góc chợ có một trụ đèn đường chiếu sáng bằng đèn dầu, có dây treo vào ròng rọc để hạ xuống thắp đèn mỗi tỗi hay để châm dầu.
Địa danh Phú Cường xuất hiện năm 1838 dưới thời vua Minh Mạng. Đại Nam Nhất Thống Chí – bộ sách địa lý được biên soạn trong khoảng thời gian từ năm 1864 đến 1875 đã nhắc đến chợ Phú Cường như sau: “Chợ Phú Cường ở thôn Phú Cường, huyện Bình An tục danh gọi là chợ Thủ Dầu Miệt (hay Dầu Một) ở bên lỵ sở huyện, xe cộ, ghe thuyền tấp nập đông đảo”.
Gánh hủ tiếu bán rong ở chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920
Năm 1861, Pháp chiếm ba tỉnh miền đông Nam Bộ trong đó có địa phận Ƭhủ Dầυ Mộƫ. Sau thời gian ổn định tình hình, họ bắt đầu xây cất những công trình để khai thác thuộc địa. Năm 1888, họ lấp con rạch Phú Cường ăn thông với sông Sài Gòn. Năm 1889, họ lập ra tỉnh Thủ Dầu Một, từ đó chợ Phú Cường được mang tên chợ Thủ Dầu Một.
Người dân mua bán ở bến đò chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920
Đến năm 1935, thực dân Pháp nhận thấy việc đầu tư vào chợ có lợi lớn, họ đã tiến hành phục hồi và biến đổi hoàn toàn chợ Phú Cường mô phỏng theo kiểu các ngôi chợ xưa ở Pháp có cấu trúc gần giống chợ Nam Vang (Campuchia) và chợ Bến Thành (Sài Gòn). Điểm đặc biệt của mô hình trên là họ vẫn tôn trọng, giữ nguyên vị trí cũ. Năm 1938, chợ Thủ được khánh thành với mô hình mới, kiến trúc phóng khoáng, trang nhã, vào thời đó và có lợi thế hơn nhiều nơi khác.
Những chiếc lu khạp đặc trưng của vùng đất Thủ xưa nay – Hình chụp thập niên 1920
Chợ được phân thành bảy khu lớn nhỏ và được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật gồm ba căn nhà tách biệt nhau. Từ đường Trần Hưng Đạo đi vào, ta bắt gặp căn nhà dài một lầu, một trệt nhà còn gọi là khu Thương Xá xây dựng và bố trí phân theo từng phân khu nhỏ dân gian vẫn thường gọi là sạp chợ để bày bán các mặt hàng hóa. Sau khu Thương Xá là căn nhà ngang (khu ăn uống), xây dựng giữa khu Thương Xá và khu Đồng hồ, được bài trí thành ba gian chính để phục vụ việc ăn uống. Phía sau là căn nhà dài – nhà dãy chợ (hay khu chợ Đồng Hồ) cũng được xây xựng và bài trí theo từng phân khu nhỏ kể cả ngay dưới chân Tháp Đồng Hồ chợ.
Bến phà cạnh chợ cá Ƭhủ Dầυ Mộƫ, chữ BAC trên biển hiệu, trong tiếp Pháp “BAC” có nghĩa là phà, đò ngang.
Chợ Thủ có bán ghe vì khi đó ở đất Thủ nghề mộc, đóng ghe thuyền đã rất phát triển. Còn sản phẩm hũ, nồi, bộ đồ chè, cối đâm tiêu… là những đặc trưng cho tài nghệ của người thợ thủ công truyền thống năm xưa trên vùng đất này. Những dãy sạp, tiệm bày bán đủ các loại bánh của người Việt: bánh ướt tôm khô, bánh lọt, bánh cuốn, bánh tiêu thơm nồng. Ra phía bờ sông người dân bày bán các chậu tôm cá, lươn, cua, sò, ốc, ếch sống tươi trong các chậu, thúng sơn, được người miền Tây Nam Bộ, có khi từ tận đất mũi Cà Mau mang lên bày bán, xếp thứ tự ngăn nắp xuôi theo phố chợ.
Thuyền chở hàng trên sông thập niên 1900
Giữa thập niên 70, chính quyền tỉnh Bìпʜ Dươпɢ cũ nới rộng khuân viên chợ , đồng thời xây dựng thêm khu chợ mới có quy mô lớn, hiện đại. với khu chợ mới này người dân Thủ Dầu một trao đổi, mua bán các mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng tiện nghi và cơ sở thiết kế khá hoàn chỉnh.
Đến nay Chợ Thủ đã 69 tuổi, khác xa xưa, chợ đang mở rộng, nâng cấp, thiết kế có thêm nhiều gian hàng, thu hút thương nhân từ các tỉnh thành khác trên cả nước, chứng tỏ kinh tế Bìпh Dươпg trong bước thắng lợi, tiến vào công nghiệp hóa đạt tới sự phát triển khả quan. Chỉ tiếc rằng nét đẹp buôn bán thứ tự ngăn nắp của kẻ chợ ngày xưa không được bảo tồn, nhiều quầy hàng lấn chiếm đường đi. Thiết nghĩ ban quản lý chợ cần thường xuyên nhắc nhở và có hình phạt thích đáng để chợ Thủ Bìпʜ Dươпɢ ngày càng sạch đẹp.
Con đường dọc bến sông thập niên 1920, có lẽ là đường Bạch Đằng ngày nay?!
Chợ Thủ Dầu Một là khu trung tâm buôn bán sầm uất xưa nay của Bìпh Dươпg và vùng Ðông Nam Bộ, theo dòng thời gian chợ gắn liền những biến động thăng trầm, chứng kiến sự phát triển kinh tế xã hội, là biểu hiện sinh động nhịp sống văn minh đô thị của người Bìпʜ Dươпɢ.
Chợ không chỉ là nơi buôn bán, còn được coi như bộ mặt văn hóa của cả vùng dân cư. Nhìn vào chợ người ta có thể đoán biết về sự phát triển kinh tế – xã hội, trình độ dân trí, và cung cách quản lý xã hội trên mảnh đất mà chợ đó tọa lạc.
Một con đường rải nhựa ở Thủ Dầu Một thập niên 1920
Chợ Thủ xưa đã lùi vào quá khứ với bao hình ảnh đẹp đẽ. Chợ Thủ ngày nay tự hào với vị trí quan trọng trong việc phát triển thị xã Thủ Dầu Một nói riêng và tỉnh Bìпh Dươпg nói chung.
Toàn cảnh đình Bà Lụa xưa
Một cây cầu bắc qua sông ở làng Hưng Định, Thủ Dầu Một thập niên 1920
Duy Phan – 05/11/2020
Bài viết được tham khảo:
Bộ ảnh hiếm về cuộc sống sinh hoạt của ngườiBìпh Dươпg xưa dưới thời Pháp thuộc
Chợ Thủ Bình Dương – xưa và nay
Sự phát triển chợ Thủ Dầu Một theo thời gian
Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh thành ở Việt Nam