Tưởng chừng đã ngã ngũ nhưng vấn đề nên giữ hay bỏ Tết cổ truyền vẫn là câu chuyện gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
Xung quanh câu chuyện bỏ Tết cổ truyền ở Việt Nam, gɨáo ʂư ϑõ Tòπg Xuâπ có lẽ là người kiên trì cũng như nổi bật nhất trong việc đề xuất ý kiến này. Và sau 14 năm, vị giáo sư này vẫn giữ vững quan điểm bỏ Tết Âm lịch.
Chia sẻ chính kiến của mình trên rất nhiều trang báo, ông Xuân cho rằng với sự biến đổi và phát triển của xã hội hiện nay thì để thúc đẩy kinh tế, Việt Nam rồi cũng sẽ thực hiện đề xuất này. Và bằng chứng giáo sư đưa ra đó là ngày càng có nhiều người đồng tình với quan điểm của ông hơn.
gɨáo ʂư ϑõ Tòπg Xuâπ là người đầu tiên đưa ra đề nghị bỏ Tết truyền thống. (Ảnh: Dân Trí)
Theo giáo sư, mỗi năm cả nước đều đón Tết Dương lịch rất lớn, bao gồm cả bắn pháo hoa, làm lễ đếm ngược, vui chơi đón năm mới. Rồi chỉ 1-2 tháng sau đó tới Tết Âm, mọi quy trình lại được lặp lại, dường như rất tốn kém.
Ông Xuân còn chỉ ra, hầu hết mọi người đều mang tâm lý vui chơi xuyên suốt từ Tết Dương sang Tết Âm và cả sau đấy nữa. Điều này sẽ khiến công việc bị trì trệ, giao thông liên tục bị ùn tắc, kẹt cứng vì ai cũng mải đi chơi, lo ăn Tết.
Mặc dù từng lên tiếng khẳng định, “còn ăn Tết ta, đất nước còn nghèo nữa” song những năm này, gɨáo ʂư ϑõ Tòπg Xuâπ vẫn đón Tết Âm lịch như bao người khác. Tuy nhiên, ông chỉ ăn Tết trong 3 ngày rồi sau đó sẽ quay lại làm việc chứ không kéo dài thời gian vui chơi.
Mọi người vui vẻ đi chợ hoa sắm Tết. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Để củng cố cho đề xuất của mình, ông Xuân đã lấy dẫn chứng từ đất nước Nhật Bản về việc bỏ Tết Âm, tính hoàn toàn theo lịch dương từ năm 1873 và giờ đã trở thành cường quốc thế giới.
Không thể phủ nhận việc Nhật Bản “khớp” lịch với phương Tây đã đem về rất nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước này. Song nên biết rằng, trải qua nhiều năm, chính người Nhật Bản lại đang muốn khôi phục lại Tết cổ truyền hay nói cách khác, họ hối hận vì đã bỏ đi Tết cổ truyền.
Hiện nay Tết Âm lịch ở Nhật Bản gần như chỉ diễn ra tại khu phố Tàu. (Ảnh: Sugoi)
Theo Sora News sự đánh đổi văn hóa để lấy kinh tế này đã khiến nhiều người Nhật phải chịu nhiều hệ lụy. Vì không còn đón Tết cổ truyền, họ cũng không có được cảm giác về sự thay đổi năm cũ sang năm mới.
Trạng thái tinh thần của nhiều người Nhật thậm chí đã “chai sạn”, ít cảm nhận được sự gắn kết với gia đình và cộng đồng. Đó là lý do vì sao quốc gia này phát triển mạnh về kinh tế nhưng chỉ số hạnh phúc chưa bao giờ ở thứ hạng cao so với thế giới. Vậy lúc này, bỏ Tết truyền thống có còn đúng đắn hay không?
Tết cổ truyền vẫn là nét đẹp văn hóa được nhiều người Việt Nam coi trọng. (Ảnh: Thanh Niên)
Nhìn lại thực tế hiện nay của nước ta, việc bỏ Tết Âm hay gộp chung với Tết Dương vẫn là đề tài tranh cãi muôn thuở nhưng đến nay cứ đến mùng 1 Âm lịch là người người, nhà nhà lại vui mừng đón Tết. Vì có những cái đã gọi là truyền thống nghĩa là một nét đẹp ăn sâu trong mỗi con người rồi.
Nói tóm lại, ai cũng có quyền đưa ra quan điểm của mình nhưng hiện thực hóa được hay không mới là điều quan trọng. Ít nhất, đến thời điểm bây giờ, việc bỏ Tết truyền thống gần như là điều không có khả năng xảy ra.
Quan điểm này hiện đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều, người ủng hộ, người phản đối, song ai cũng có lý lẽ của riêng mình. Bạn Q.D. cho biết: “Tết Âm lịch là nét văn hóa truyền thống, bỏ đi thì khác nào từ bỏ nét cổ truyền. Hơn nữa việc giàu nghèo đâu phải do việc ăn Tết mà ra.”
Trong khi đó, bạn L.P. lại đồng tình với quan điểm của gɨáo ʂư ϑõ Tòπg Xuâπ: “Đúng là việc ăn Tết Âm lịch khiến mình trì trệ công việc khá nhiều. Mà thời gian bây giờ là quý giá nhất, tính bằng tiền bạc. Nên bỏ là đúng.”
https://www.yan. vn/giao-su-vo-tong-xuan-gay-tranh-cai-voi-de-xuat-bo-tet-am-lich-262001.html?fbclid=IwAR30152e0zXqWQjSBfXUxDTi7WZatawogmaJrGFQWVK-u0gbd5RVr_tyHSc