So với nhiều biến thể trước, sự xuất hiện của Delta khiến cả thế giới đau đầu.
Nhiều nhà khoa học thậm chí gọi nó là con ‘quáj vật sừng sỏ’ ngang ngược vì đã lật ngược nhiều hình mẫu chống virus trước đó vốn rất hiệu quả. Cụ thể là có những nước tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng nới lỏng sớm quá cũng bị Delta quay lại hoành hành.
Do đó, khi bắt đầu thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin, nhiều người đã bày tỏ mối băn khoăn rằng không biết hiệu quả của vắc xin với biến chủng Delta ở mức nào, hiệu quả khác nhau của các loại vắc xin chống lại biến chủng này ra sao.
Hôm nay mình đọc báo đã thấy có thông tin đăng trên Zing News nên chia sẻ lại với mọi người dưới đây nhé.
Mọi người nên đi tiêm vắc xin. Ảnh minh họa nguồn: Internet
Các nhà khoa học công bố phát hiện mới về hiệu quả của vắc xin với chủng Delta
Theo đó, một nghiên cứu quy mô lớn ở Pháp cho thấy: Vắc xin có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa F0 trở nặng, thậm chí cả với chủng Delta.
Hãng thông thấn AFP đưa tin: Nghiên cứu này được công bố vào ngày 11/10 vừa qua. Nó tập trung vào hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa các ca nặng và qua đời chứ không nhằm vào vấn đề lây nhiễm.
Đối tượng tham gia vào cuộc nghiên cứu là 22 triệu người trên 50 tuổi. Các loại vắc xin ngừa nCoV được tiêm cho 11 triệu người tham gia nghiên cứu này gồm Pfizer, Moderna và Astra. Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện những người đã chích ngừa đầy đủ thì nguy cơ nhập viện hoặc qua đời thấp hơn người chưa được chủng ngừa tới 90%.
Đây là nghiên cứu lớn nhất liên quan tới vấn đề này cho tới nay.
Dữ liệu được thu thập bắt đầu từ tháng 12/2020 khi Pháp bắt đầu khởi động chiến dịch tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả của 11 triệu người đã tiêm với 11 triệu người chưa được tiêm.
Đối tượng nghiên cứu được xem xét theo từng cặp. Mỗi cặp bao gồm một người đã tiêm và 1 người chưa được tiêm ở cùng độ tuổi, giới tính và khu vực. Những người đã chủng ngừa được theo dõi tình trạng sức khỏe từ ngày tiêm mũi thứ 2 tới ngày 20/7/2021.
Kể từ 14 ngày sau tiêm mũi thứ 2, nguy cơ trở nặng của những người này đã giảm 90%. Đây là nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Epi Phare – nhóm nghiên cứu an toàn dược phẩm độc lập hợp tác với chính phủ Pháp.
Với chủng Delta, việc chủng ngừa dường như cũng đạt hiệu quả tốt với mức ảo vệ lên tới 84% ở những người từ 75 tuổi trở lên. Ở nhóm người từ 50 – 75 tuổi, con số này đạt mức 92%.
Chỉ có điều, dữ liệu này chỉ dựa trên dữ liệu của 1 tháng do Delta chỉ mới xuất hiện và hoành hành ở Pháp vào hồi tháng 6.
Nhà dịch tễ học Mahmoud Zureik (người đứng đầu nhóm Enpi) nói: ‘Nghiên cứu nên được tiếp nối để có kết quả của tháng 8 và tháng 9.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: Trong suốt giai đoạn khảo sát lên tới 5 tháng, hiệu quả bảo vệ F0 khỏi nguy cơ trở nặng vẫn không giảm.
Khả năng bảo vệ của vắc xin với Delta vẫn rất hiệu quả. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Vậy trong số những loại vắc xin hiện hành hiện nay, loại nào có khả năng chống lại Delta tốt nhất?
Về vấn đề này, tờ Vietnamnet có đưa tin về nghiên cứu ở Mỹ. Theo đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Pfizer chỉ có 42% hiệu quả chống lại Delta. Trong khi đó, Moderna đạt mức 76% trước chủng Delta.
Nhóm nghiên cứu của Mayo Clinic đánh giá: Các thử nghiệm lâm sàng và khảo sát thực tế đã khẳng định tính hiệu quả và an toàn của vắc xin. Song, ghi nhận về những ca nCoV ở người đã chủng ngừa và sự xuất hiện dai dẳng của biến thể mới cho thấy cần thiết phải theo dõi hiệu quả của các loại vắc xin này.
Theo các chuyên gia, dù các ca bệnh ở người đã tiêm chủng gia tăng nhưng vắc xin vẫn thực hiện được vai trò quan trọng của nó là ngăn chặn nguy cơ trở nặng phải nhập viện.
Nghiên cứu từ Isreal cũng cho thấy: Pfizer có hiệu quả kém hơn với biến thể Delta so với các chủng gốc. Hiệu quả trong việc ngăn chặn các trường hợp nhiễm Delta có triệu chứng giảm xuống còn 64%.
Điều đáng mừng là nó vẫn có 93% khả năng ngăn ngừa bệnh nặng phải nhập viện.
Còn khi tiêm 1 liều, Pfizer có hiệu quả 36% hiệu quả chống lại bệnh có triệu chứng do chủng Delta. Con số này ở Astra là 30%.
Công bố này được Bộ Y tế Isreal thống kê sau khi tình trạng nhiễm bệnh gia tăng dù đã tiêm đủ 2 mũi. Tuy nhiên, người phát ngôn của Pfizer từ chối bình luận về dữ liệu này.
Thông qua các thông tin trên báo chí thì có thể nhận thấy rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của vắc xin hiện nay là ngăn chặn nguy cơ nhập viện và qua đời. Và vắc xin vẫn đang làm rất tốt nhiệm vụ đó với cả người khỏe mạnh lẫn người có hệ miễn dịch suy yếu. Mặc dù vẫn có % người nhiễm bệnh song không quá nghiêm trọng. Tóm lại thì vẫn nên đi tiêm vắc xin càng sớm càng tốt mọi người ạ.
Nguồn: Tổng hợp
https://www.webtretho.com/p/hieu-qua-dang-mung-cua-vac-xin-voi-chung-delta-nghien-cuu-lon-nhat-tren-22-trieu-nguoi