Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ của đội cứu hộ chính là lúc đào lớp tro tàn, tất cả đều im lặng trước điều mà họ nhìn thấy.
Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa thì năm 2021 sẽ khép lại, đúng kiểu là loay hoay cả năm qua chưa kịp làm gì thì Tết đã sát bên rồi các mẹ nhỉ? Năm vừa rồi chứng kiến các thành tựu khoa học hỗ trợ con người chống lại đại dịc.h, có mất mát và cả hi vọng. Sáng nay đọc tin mẹ ôm con trong đống tro tàn mà thương quá các mẹ ạ, năm cũ sắp qua đi vậy mà những điều không hay cứ xảy ra. Và con người thật nhỏ bé giữa tự nhiên.
Con người vẫn không thoát khỏi cơn thịnh nộ của tự nhiên
Indonesia là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịc.h bệnh nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Đầu tháng 12, quốc gia này tuyên bố đã kiểm soát được tình hình. Chưa kịp mừng thì Semeru, núi lửa lớn nhất trên đảo Java, Indonesia, đã phun trào vào ngày 4/12, tung ra những đám tro núi lửa bốc cao lên bầu trời và mưa bùn nóng, khiến hàng nghìn người hoảng loạn chạy khỏi nhà. Điều này khiến toàn bộ đường phố gần nơi núi lửa phun trào ngập trong bùn và tro, nhấn chìm nhà cửa và xe cộ. Trong đau thương, những điều đẹp đẽ và thiêng liêng của tình mẫu tử vẫn khiến người ta nghẹn ngào xúc động.
Một trong những khoảnh khắc ấy là đoạn clip dài 6 giây ghi lại hình ảnh một người mẹ đang chạy xe máy thoát khỏi nơi núi lửa phun trào. Chị dừng lại trên đường để xin ít nước lạnh rửa mặt, để cón thấy đường chạy tiếp. Đứa con nhỏ ngồi trước xe được bọc trong chiếc áo mưa. Bụi bám nhiều đến nỗi khuôn mặt chị khó nhận ra, nhưng ai cũng biết rằng dưới lớp bụi ấy ắt hẳn là một người mẹ yêu thương con vô bờ bến.
Người mẹ mặc tro bụi bám đầy mặt quyết đưa con đến nơi an toàn
Một khoảnh khắc xúc động khác cũng được người dùng chia sẻ trên tài khoản TikTok của mình. Trong đoạn video dài 38 giây, nó cho thấy khoảnh khắc một người đàn ông và 2 người khác vừa đến một trong những ngôi nhà bị tàn phá nặng nề nhất. Ở đó, cô con gái 28 tuổi Rumini đã ôm chặt người mẹ 70 tuổi của mình là cụ bà Salamah. Hai người được tìm thấy trong nhà bếp của họ ở thôn Curah Kobokan, Làng Supiturang, Lumajang Regency, ôm nhau đến giây cuối cùng. Chồng và các con của Rumini đã chạy trước khi núi lửa phun trào, nhưng mẹ cô thì quá già yếu, không thể chạy nhanh. Người con gái không đành lòng rời xa mẹ. Cô quyết định đi cùng mẹ khi t.ử thần ập đến. Hình ảnh này đã gây xúc động mạnh, đến nỗi một họa sĩ đã quyết định vẽ lại hình ảnh 2 mẹ con phút cuối đời, như biểu tượng của sự mất mát vô cùng đẹp đẽ.
Nhưng có lẽ hình ảnh gây xúc động mạnh mẽ, đến nỗi có hẳng một hashtag prayforSemeru lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, chính là người mẹ trẻ ôm chặt con trong đống tro tàn, cố gắng che chở bảo vệ con phút cuối cùng. Hãng thông tấn Antara đưa tin, lực lượng cứu hộ ở làng Curah Kobokan, huyện Lumajang trong quá trình giải cứu các nạn nhân tìm thấy người mẹ tay vẫn đang ôm con dù bị dung nham vùi lấp. Cả 2 mẹ con không ai sống sót sau cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Người mẹ được cho là một cư dân của Dusun Curah Kobokan, làng Supit Urang, quận Pronojiwo, Lumajang, bị chôn vùi trong tro núi lửa. Vị trí 2 mẹ con nằm trong một ngôi nhà bị phá mái và phần móng bị vùi lấp trong tro núi lửa. Khi được tìm thấy, 2 mẹ con nằm dưới đống tro bụi núi lửa dày khoảng 2m. Các tình nguyện viên ban đầu tìm thấy người mẹ bằng cách dùng tay cào tro bụi.
Thành viên đội cứu hộ Raditya kể rằng nhóm của anh đã đến địa điểm theo yêu cầu của một cụ ông đang hoảng loạn kêu cứu con cháu mình. Hy vọng lớn của họ là tìm thấy những người sống sót, nhưng thực tế là hầu hết đều bị vùi dưới lớp tro dày 2,3 mét. Các tình nguyện viên đến làng Supiturang , Lumajang Regency, Đông Java vào sáng sớm ngày 5 tháng 12 năm 2021.
Đột nhiên bầu không khí trở nên yên lặng khi người ta nhìn thấy một người được đưa lên khỏi mặt đất. Đội cứu hộ sửng sốt khi nhìn thấy người mẹ ôm con nằm trong tro núi lửa của núi Semeru. Vòng tay người mẹ cứng đờ, bên trong là em bé khoảng hơn 1 tuổi, đội cứu hộ không thể nào gỡ được tay người mẹ ra nên cứ để nguyên để di chuyển về khu vực tập trung.
“Do cụ ông kêu cứu quá hoảng sợ nên chúng tôi không kịp hỏi tên cụ. Người mẹ đang ôm con chính là con gái và cháu ngoại của cụ. Thật đáng thương, đứa trẻ chỉ mới hơn 1 tuổi”, Raditya cho biết. Vụ phun trào núi lửa xảy ra quá đột ngột, hầu hết cư dân không qua khỏi đều không trở tay kịp. Những người kịp bỏ chạy chỉ có quần áo trên người, không có giấy tờ hay tài sản mang theo.
Raditya cũng cho biết khi nhìn thấy con gái và cháu ngoại, cụ già đã gào lên bi ai, liên tục nói “Con tôi, cháu tôi”. Ông nhận ra con gái qua bộ quần áo bị rách nát nhiều chỗ. Ai cũng khóc thương người mẹ ôm con trong tay đến tận hơi thở cuối.
Vụ phun trào núi lửa chôn vùi nhiều ngôi nhà, đồng thời phá hủy một cây cầu chiến lược nối hai khu vực ở quận Lumajang gần đó với thành phố Malang.Taufiq Ismail Marzuqi, một cư dân ở quận Lumajang, người đã tình nguyện giúp đỡ, cho biết các nỗ lực cứu hộ “rất thảm khốc” vì cây cầu bị cắt đứt và các tình nguyện viên thiếu kinh nghiệm.
Núi Semeru, cao hơn 3.600 mét là một trong gần 130 núi lửa đang hoạt động của Indonesia. Một nhân chứng tại khu vực Sumberwuluh cho biết nhà cửa và xe cộ gần như bị nhấn chìm hoàn toàn bởi lớp tro dày, xám xịt, cây đổ chắn ngang đường, cảnh tượng không khác gì trong phim ngày tận thế. Tính đến sáng 7/12, Indonesia đã ghi nhận 22 người không qua khỏi, 22 người vẫn chưa được tìm thấy và 56 người. Có tới hơn 5.200 người dân chịu ảnh hưởng từ vụ núi lửa phun trào, trong đó có hơn 2.000 người phải sơ tán khỏi nhà và hiện sống tạm tại 19 khu lán trại cứu hộ. Chính quyền huyện Lumajang đang chuyển đổi thêm nhiều trường học thành nơi sơ tán tạm, nhằm tránh tình trạng quá tải người trong bối cảnh dịc.h bệnh.
Năm cũ sắp khép lại mà con người vẫn phải chịu quá nhiều tổn thương, cầu mong tất cả sẽ được bình an.
Bài và ảnh tổng hợp từ Tribute, WOB, RTY…
Nguồn: https://www.webtretho.com/p/im-lang-doi-cuu-ho-rot-nuoc-mat-tim-thay-me-om-be-1-tuoi-trong-tay-duoi-2m-bui-trang?utm_content=buffer9cf91&utm_medium=social&utm_source=facebook.com&utm_campaign=WebtrethoPage&fbclid=IwAR10A2flv8OsIKfewS1qbxngA0AMliGq5cQ_Jg-O-Cll5PnjwJ4r9rAWq1c