Trải qua nhiều năm tháng nhưng Long An vẫn giữ được những nét văn hóa đẹp cho riêng mình. Đó là một Long An thanh bình và rất đỗi thân quen…
Ảnh Cầu Sắt Eiffel, năm 1930, lúc này cầu Tân An chưa có (Ảnh: Christian Guessard)
Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Loпg Aп có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể Cụm di tích Bình Tả.
Ảnh Cầu Sắt Tân An năm 1946
Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo – văn hoá Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam – Chân Lạp. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hoá kể trên, Loпg Aп còn có 40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác.
Căn cứ không quân Mỹ – Hậu Nghĩa, Đức Hoà 1965/67. Nay là khu di tích lịch sử tại Ngã tư Đức Hoà (Ảnh: Jack Walters)
Các di chỉ khảo cổ học cho thấy ngay từ thời cổ đại, Loпg Aп đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam – Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá Miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Loпg Aп nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.
Một góc Chợ trên đường Lê Lợi năm 1967, nay đã được giải toả kể từ năm 2005 ( Ảnh: Fletcher Clyde)
Trước 1975:
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để ” thay đổi địa giới và tên Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các Tỉnh và Tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập.
Củ Chi Town – Hậu Nghĩa 1965/1967 (Ảnh: William Smith)
Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô Thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Tân An hợp nhất với phần lớn đất đai tỉnh Chợ Lớn để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Long An.
Long An 1968 – Tân An
Ngày 24 tháng 04 năm 1957, Tỉnh Loпg Aп bao gồm 7 quận như sau:
1 – Quận Bến Lức có 2 tổng với 12 xã.
2 – Quận Đức Hoà có 2 tổng với 13 xã.
3 – Quận Cần Đước có 3 tổng với 16 xã.
4 – Quận Cần Giuộc có 4 tổng với 24 xã.
5 – Quận Châu Thành có 3 tổng với 15 xã.
6 – Quận Thủ Thừa có 2 tổng với 9 xã.
7 – Quận Tân Trụ có 2 tổng với 12 xã.
Long An 1968
Ngày 3 tháng 10 năm 1957, quận Châu Thành đổi tên thành quận Bình Phước.
Ngày 3 tháng 3 năm 1959, lập quận mới Đức Huệ, gồm 3 xã.
Ngày 7 tháng 2 năm 1963, đổi tên quận Cần Đước thành quận Cần Đức, quận Cần Giuộc thành quận Thanh Đức.
Ngày 15 tháng 10 năm 1963, tách 2 quận Đức Hoà, Đức Huệ nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa.
Ngày 17 tháng 11 năm 1965, đổi tên quận Cần Đức thành quận Cần Đước, quận Thanh Đức thành quận Cần Giuộc như cũ.
Ngày 7 tháng 1 năm 1967, lập mới quận Rạch Kiến, gồm 9 xã.
LONG AN 1968 – the village – Photo by Laurie John Bowser
Sau năm 1975, quận Bình Phước đổi về tên cũ là Châu Thành, quận Rạch Kiến giải thể.
Loпg Aп 1968
Long An 1968
Sau 1975 – nay:
Sau năm 1975, tỉnh Loпg Aп được sắp xếp lại địa giới hành chính. Thị xã Tân An được thành lập trên cơ sở tách đất của quận Bình Phước, gồm có 4 phường: 1, 2, 3 ,4. Ngày 14-01-1983, thị xã nhận thêm 3 xã Nhơn Thạnh Trung, Bình Tâm, An Vĩnh Ngãi tách ra từ huyện Vàm Cỏ và 3 xã Hướng Thọ Phú, Khánh Hậu, Lợi Bình Nhơn tách từ huyện Bến Thủ.
Long An từ trên cao.
Ngày 24-03-1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/CP, về việc điều chỉnh địa giới huyện, xã thuộc tỉnh Loпg Aп. Theo đó, tách 282,5 ha diện tích tự nhiên với 3.528 nhân khẩu của xã Hướng Thọ Phú; 193 ha diện tích tự nhiên với 2.695 nhân khẩu của xã Nhơn Thạnh Trung để thành lập phường 5, thị xã Tân An. Ngày 19-05-1998, lập thêm phường 6 từ xã Lợi Bình Nhơn.
Một góc TP.Tân An. Ảnh: Lê Dũng
Cuối năm 2004, thị xã Tân An có 6 phường là: 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 6 xã là: Hướng Thọ Phú, Nhơn Thạnh Trung, Lợi Bình, Nhơn Bình Tâm, Khánh Hậu và An Vĩnh Ngãi.
Ngày 19-06-2006, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 60/2006/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường thuộc thị xã Tân An, tỉnh Long An. Cụ thể như sau:
– Thành lập phường 7 thuộc thị xã Tân An trên cơ sở điều chỉnh 185,09 ha diện tích tự nhiên và 1.475 nhân khẩu của xã An Vĩnh Ngãi; 45,65 ha diện tích tự nhiên và 343 nhân khẩu của xã Bình Tâm; 141,93 ha diện tích tự nhiên và 2.410 nhân khẩu của phường 3.
– Thành lập phường Tân Khánh trên cơ sở điều chỉnh 696 ha diện tích tự nhiên và 5.523 nhân khẩu của xã Khánh Hậu.
– Thành lập phường Khánh Hậu trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu còn lại của xã Khánh Hậu.
Thành Phố Tân An
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Tân An có 8.179,3 ha diện tích tự nhiên và 121.337 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường Tân Khánh, phường Khánh Hậu và các xã: Hướng Thọ Phú, Nhơn Thạnh Trung, Lợi Bình Nhơn, Bình Tâm, An Vĩnh Ngãi.
Thành Phố Tân An
Ngày 24-08-2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP, về việc thành lập thành phố Tân An thuộc tỉnh Long An. Theo đó, thành lập thành phố Tân An thuộc tỉnh Loпg Aп trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tân An. Thành phố Tân An có diện tích tự nhiên 8.194,94 ha và 166.419 nhân khẩu, 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Khánh Hậu, Tân Khánh và các xã: Hướng Thọ Phú, An Vĩnh Ngãi, Lợi Bình Nhơn, Bình Tâm, Nhơn Thạnh Trung.
Duy Phan – 29/10/2020
Bài viết được tham khảo:
Lịch Sử Tỉnh Long An, Hình Ảnh Tỉnh Long An Ngày Xưa
Lắng đọng với chùm ảnh Loпg Aп xưa để hiểu và thêm yêu một Long An rất đỗi thân quen
Lịch sử hành chính Long An
Thành phố Tân An