Nếu so sánh thì vắc xin Covid-19 do Oxford/AstraZeneca phát triển có giá rẻ hơn rất nhiều so với các loại khác, chỉ khoảng 3 USD mỗi liều. Tất cả là nhờ bà Sarah Gilbert, mẹ đẻ của loại vắc xin này.
BBC đưa tin, vào ngày 23/11/2020, Đại học Oxford và đối tác AstraZeneca (Anh quốc) công bố với thế giới về loại vắc xin do họ hợp tác sản xuất có hiệu quả từ 70 – 90%. Trước đó, hai hãng dược Pfizer và Moderna (Mỹ) đã công bố hiệu quả của loại vắc xin họ đang phát triển đạt hiệu quả lần lượt là 95% và 94,5%.
Vắc xin của Oxford/AstraZeneca được bán với giá phi lợi nhuận. Ảnh: Reuters
Theo thống kê của Wego Travel Blog thì đến ngày 16/8/2021, vắc xin của Oxford/AstraZeneca đã được 121 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép sử dụng. Nếu như Pfizer và Moderna bán vắc xin với giá gần 20USD/liều, thì Oxford/AstraZeneca chỉ có giá chưa đến 3USD/liều. Đặc biệt công ty AstraZeneca cũng hứa sẽ không thu lợi khi đại dịch đang diễn ra, điều này giúp các nước đang phát triển và nước nghèo có điều kiện tiếp cận vắc xin dễ dàng hơn.
Bà Sarah Gilbert, “mẹ đẻ” của vắc-xin AstraZeneca. Ảnh: Reuters
“Ngay từ đầu, chúng tôi coi đây là một cuộc chạy đua với virus chứ không phải một cuộc chạy đua với các nhà phát triển vắc xin khác. Chúng tôi là trường đại học và chúng tôi không làm việc này để kiếm tiền”, BBC dẫn lời bà Sarah Gilbert, giáo sư tại Viện Jenner danh giá của Đại học Oxford, đồng thời cũng là mẹ đẻ của loại vắc xin Oxford/AstraZeneca.
Sự nghiệp của Gilbert từng bị gián đoạn vào năm 1998, khi bà sinh ba, hai trai một gái. “Tiền đưa chúng đi nhà trẻ còn nhiều hơn thu nhập của tôi lúc đó”, Gilbert nói. Sau này các con của bà đều chọn ngành hóa sinh để theo học, cũng chính họ đã hết sức ủng hộ mẹ mình bằng cách tình nguyện tham gia thử nghiệm vắc xin Oxford/AstraZeneca.
Bà Sarah Gilbert cùng cộng sự phải làm việc ngày đêm để nhanh chóng phát triển vắc xin covid-19. Ảnh: ĐH Oxford
Các kết quả thử nghiệm đạt kết quả tốt giúp bà Gilbert và nhóm cộng sự đứng trước cơ hội kiếm hàng triệu USD. Tuy nhiên người phụ nữ này đã chọn từ bỏ bằng sáng chế vắc xin để có thể cứu sống hàng chục triệu người trên thế giới. Công ty dược Anh – Thụy Điển AstraZeneca đã đạt thỏa thuận phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin độc quyền trên toàn cầu với Oxford.
Theo mong muốn của Gilbert và nhóm nghiên cứu, AstraZeneca cam kết không thu lợi nhuận từ vắc xin Covid-19 trong đại dịch. Giá vắc xin này vẫn sẽ được giữ nguyên với các nước đang phát triển, kể cả khi đại dịch kết thúc.
Nhiều lô vắc xin AstraZeneca cũng đã về Việt Nam. Ảnh: vietnamnet
Giáo sư Sarah Gilbert và búp bê Barbie được thiết kế theo hình mẫu của bà. Ảnh: Shutterstock
Với việc làm rất ý nghĩa đó, giáo sư Sarah Gilbert đã được Hoàng gia Anh phong tước hiệu quý bà. Mới đây, Gilbert còn được tôn vinh theo cách rất độc đáo khi một mẫu búp bê Barbie sắp ra mắt sẽ được thiết kế dựa theo hình mẫu của bà.
“Niềm đam mê của tôi chính là giúp khơi dậy niềm cảm hứng theo đuổi những ngành STEM của các bé gái trên toàn cầu. Tôi mong khi các em nhìn thấy phiên bản búp bê theo hình tượng của tôi sẽ tìm được niềm đam mê với ngành mà mình chưa từng biết tới, như trở thành một nhà nghiên cứu vaccine”, nhà khoa học đáng kính chia sẻ.
AstraZeneca là loại vaccine ngừa Covid-19 của Anh. Ảnh: Head Topics
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện tiêm phòng Covid-19 cho toàn dân. Ảnh: Thư viện pháp luật
Việc bỏ qua mọi cơ hội kiếm tiền khủng để hướng đến sự an toàn cho cộng đồng lên trên hết của giáo sư Sarah Gilbert là điều mà rất hiếm người làm được. Đó là lý do người phụ nữ này được tất cả mọi người ngưỡng mộ và tôn vinh.
Nguồn: https://bestie.vn/2021/08/me-de-vac-xin-astrazeneca-khong-can-thanh-ty-phu-chi-can-cuu-nguoi