Để dỗ con khóc khi đòi mẹ, ông bố vui tính đã bế con lên cửa thông gió phòng tắm, cho bé nhìn thấy mẹ bên trong. Và kết quả khiến ai cũng bật cười.
Chắc hẳn mẹ nào có con nhỏ cũng hiểu cảm giác phải dành gần như 100% thời gian bên con. Có lẽ vì đã quen hơi mẹ nên nhiều em bé chỉ cần rời xa mẹ một tí thôi đã nhớ và quấy khóc rồi, đặc biệt là khi các mẹ bận việc không ở gần con được.
Những lúc như vậy mới thấy vai trò chăm con của các ông bố bỗng trở nên quan trong hơn bao giờ hết. Như hôm qua em cũng vừa đọc trên Sohu câu chuyện về em bé có mẹ dù mẹ đi tắm cũng đòi theo cho bằng được mà thấy giống nỗi lòng của nhiều mẹ bỉm sữa quá, em chia sẻ lên đây để các mẹ cùng xem nhé.
Câu chuyện này được người bố của em bé chia sẻ trên mạng xã hội cách đây không lâu. Chuyện là hôm đó người mẹ muốn đi tắm nên đưa bố trông con một lúc.
Đứa trẻ bình thường cũng rất quấn quít với bố, nhưng không hiểu sao khi mẹ vừa vào phòng tắm bé đã khóc inh ỏi, nằng nặc đòi theo, dỗ như thế nào cũng không nín.
Trong lúc bối rối không biết làm sao, bố em bé bỗng nghĩ ra một cách cực kì sáng tạo. Từ bên ngoài, người bố đứng lên ghế và đưa em bé nhìn vào ô cửa thông gió ở phòng tắm, từ từ ló mặt vào.
Đúng như dự đoán, khi vừa nhìn thấy mẹ bé đã nín ngay, ngồi yên vị ở khung cửa, hai mắt mở to nhìn chằm chằm mẹ, cảm giác rất vui vẻ.
Tuy có hơi rắc rối nhưng sự dễ thương của đứa trẻ đã làm cả nhà được một trận cười nghiêng ngả. Nhiều cư dân mạng tỏ ra thích thú và để lại bình luận rằng: “Khi con khóc thì chỉ có ông bố mới nghĩ ra cách này”.
Đa phần mọi người cho rằng, em bé rất ngây thơ và đáng yêu, nhưng gia đình cũng nên chú ý không nên chiều hư bé quá, sẽ không tốt cho tính cách của bé sau này.
Nguồn hình: Sohu
Trẻ con quấn quít với bố mẹ là điều đương nhiên. Nhưng khi quá bám vào cha mẹ cũng không tốt lắm. Để khắc phục vấn đề này, các mẹ cần tập rèn luyện cho con ngay từ khi mới lọt lòng, vì những thói quen xấu một khi đã được thiết lập sẽ rất khó sửa chữa.
Chăm sóc con vừa đủ: Bao gồm việc cho con ăn, ngủ và thay tã kịp thời. Nếu muốn con ngoan ngoãn, trước hết phải là người cha mẹ tốt.
Đừng “cách ly” trẻ với thế giới: Hết tháng đầu ở cữ, cha mẹ không cần thiết phải cách ly trẻ khỏi những âm thanh tự nhiên như tiếng người nói, tiếng chim hoặc tiếng động từ những thiết bị, hoạt động khác trong gia đình.Việc này giúp trẻ dần làm quen với cuộc sống bên ngoài và bớt sợ hãi khi không được người lớn bế ẵm.
Không bao bọc quá nhiều: Ôm ấp con là hành động cần thiết để sưởi ấm cơ thể cũng như tình cảm gia đình. Thế nhưng chỉ nên làm việc này khi cho con bú và ru ngủ.
Thời gian còn lại, mẹ có thể đặt con trong nôi hoặc giường. Nếu con khóc nằng nặc đòi bế, đừng vội thực hiện ngay yêu cầu đó của bé. Thay vào đó cha mẹ có thể chơi đùa, trò chuyện cùng con.
Cho con ngủ nôi: Ngủ nôi giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn so với ngủ cùng cha mẹ. Vì vậy, mẹ có thể để con tự lập ngoài nôi (hạn chế cho trẻ nằm võng) khi bé được 6 – 8 tuần tuổi, thậm chí sớm hơn.
Khi trẻ bắt đầu lim dim, mẹ có thể đặt con vào nôi, nhưng nên hạn chế rung lắc vì nó vừa không tốt cho sức khỏe, lại vừa tạo thói quen xấu cho trẻ sau này (nếu không rung lắc sẽ không ngủ).
webtretho