Nhưng càng lớn hai anh con trai càng không đoái hòa gì đến bà, chỉ có cô út hiền lành, hiếu thuận. Các con trai vì được chiều từ nhỏ, bản thân chẳng phải bận tâm lo việc nhà nên sinh ra tính ỷ lại, lười nhác. Sau khi lấy vợ rồi thì m.â’t hút, chỉ khi giỗ, tết mới về thăm bà, làm bà rất buồn rầu.
Gần đây sức khỏe của bà yếu đi nhiều, nhưng hai anh con trai không hỏi han, quan tâm và lo lắng gì. Cô út biết tin vậy rất sốt sắng, cô xin phép chồng cho về ngoại chăm mẹ.
Chồng cô cũng là một người trọng nghĩa trọng hiếu thế nên anh cũng gật đầu luôn. Anh xếp đồ giúp cô rồi đưa cô ra bến xe, anh nói cô cứ về với mẹ, chăm sóc cha mẹ già là việc mà con cái nên làm, viêc nhà anh sẽ cố gắng thay cô làm.
Cô về đến nhà mẹ đẻ, buông đồ là dọn dẹp nấu nướng, giặt giũ tận tâm chăm sóc mẹ già, không nề hà so đo gì. Nhưng mẹ cô bệnh cần tiền mua thuốc, cô đến nhà anh cả để hỏi, anh nói: “Anh làm gì có tiền, em xem chị dâu mới sinh.
Giờ anh còn phải lo tiền sữa, tiền thức ăn chăm lo cho vợ.
Đây anh chỉ có mấy trăm này em cầm tạm để lo cho mẹ.” Cô mắt đẫm lệ nghĩ mà thấy thương mẹ quá, mang nặng đẻ đau sinh con rồi đến già thì lại không người chăm sóc, con cái chẳng hiếu thuận.
Cô quay xe đến nhà anh hai, vừa nói chưa hết câu thì anh khuất tay: “Em về đi đã, khi nào có tiền anh sẽ gửi qua cho”. Sau đó anh hai cũng không thấy qua để em gái đợi chờ mỏi mòn.
Cô buồn bã không biết làm thế nào, đành gọi điện cho chồng nói rõ sự tình.
Chồng cô vẫn nhẹ nhàng khuyên cô yên tâm, rồi anh bán đôi lợn trong chuồng rồi gom góp được 10 triệu đồng và gửi cho vợ.
Mẹ cô nói: “Con gái, mẹ không thể lấy không số tiền này được, mẹ sẽ viết một giấy vay nợ cho con”.
Cô ân cần nói: “Mẹ, con cái hiếu thuận với cha mẹ là điều nên làm, không cần viết đâu mẹ!”.
Nhưng mẹ cô vẫn nhất quyết viết giấy vay nợ, ký tên rồi điểm chỉ lên đó. Cô cầm lấy giấy nhìn qua một lượt rồi nói: “Mẹ, mẹ viết nhầm rồi ạ, có 10 triệu đồng mà sao mẹ viết 9 số 0?”.
Mẹ cô nói: “Con không cần quan tâm, cứ cất cẩn thận tờ giấy này”.
3 tháng sau, mẹ cô m.â’t
Hai anh con trai bán căn nhà của bà được 200 triệu đồng, hai anh định chia nhau số tiền đó.
Chưa kịp chia nhau thì trưởng thôn đến. Ông nói: “Trước khi m.â’t mẹ các cậu đã dặn, cô út rất hiếu thảo nên tài sản sẽ chia cho cô ấy một phần”.
Hai anh tỏ vẻ không đồng ý: “Con gái đi lấy chồng là con người ta, đây là phong tục bao đời rồi, khi mẹ tôi viết giấy kế thừa chẳng phải ông cũng ở đó sao?”.
Trưởng thôn nói: “Đúng, bên dưới mẹ cậu còn viết, sau khi bà đi rồi hai con trai sẽ phải trả nợ thay bà, đúng không?”.
Hai anh con trai chỉ biết cúi đầu, khi đó hai anh chỉ nghĩ chắc là vài đồng thuốc rồi thi thoảng bà ra nợ tạp hóa thôi, nên cũng không có ý kiến gì.
Trưởng thôn gọi cô út đến, dặn cô đem theo giấy vay tiền rồi nói với cả 3 anh em: “Mẹ các anh nợ cô út 100 triệu, số tiền này các anh nhất định phải trả cô ấy, nếu không để kiện ra tòa các anh lại thêm thiệt thòi.
Quyết định của hai người là thái độ của các anh với lời nói của người đã khuất. Còn lại mỗi người 50 triệu đồng như vậy đã là quá tốt rồi.”
Hai anh không nói thêm được gì, đành lấy tiền đưa cho em gái. Sau khi người trong thôn biết chuyện, họ đều nói cô út hiếu thuận, nói mẹ cô thật công bằng và bác trưởng thôn thật có tâm.