Nghịch lý cuộc đời: Tỷ phú thì tiết kiệm, còn người trẻ đến cuối tuần lại ăn xài quá trớn mắc phải 3 bẫy tài chính

Cứ ngỡ ngày nghỉ ở nhà thì không tiêu tiền, nhiều người trẻ tá hỏa khi thấy chi tiêu cuối tuần của mình còn gấp đôi ngày thường.

Có một thực tế là, nhiều người trẻ đi làm cả tháng chăm chỉ, nhưng đến cuối tháng lại chẳng để dư ra đồng nào. Câu trả lừi thực ra rất đơn giản, đó là vì ta đang tiêu xài quá trớn mà không hề hay biết. Và thời điểm mà ta chi tiêu nhiều nhất không phải là lúc đi làm, mà chính là những ngày cuối tuần.

Vậy vì sao ta lại tiêu tiền nhiều hơn vào những ngày nghỉ? Nguyên do là vì ta thường thả lỏng tâm trí khi cuối tuần đến, và đó cũng là lúc ta dễ mắc vào các bẫy tâm lý hơn. Dưới đây là 3 kiểu bẫy tài chính đánh vào tâm lý mà người trẻ hay mắc:

“Sale sập sàn” mỗi cuối tuần

“Sale sập sàn” mỗi cuối tuần

Thói quen của người trẻ là mỗi khi đi qua cửa hàng quần áo, lại tiện liếc mắt vào trong nhìn một tí. Trong khoảnh khắc ấy, ta vô tình phát hiện chiếc áo mình thích, chiếc váy mình đang ao ước từ lâu bỗng nhiên được giảm giá. Nghĩ đó là giá hời, ta lập tức rẽ ngay vào mua. Nào ngờ, đến lúc bước ra cửa hàng, ta không chỉ mua món đồ mình thích mà còn “khuân” thêm biết bao thứ khác.

Đây là chiến thuật kinh doanh của các cửa hàng, tuy cũ nhưng vẫn hiệu quả. Họ thường xuyên tung ra nwhxng chương tình khuyến mãi giá tốt, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần, cuối tháng hay vào các dịp lễ nào đó. Mức giảm giá họ để thường là 30%, 50% hay thậm chí là 70% để “dụ” khách hàng. Trên thực tế, không phải sản phẩm nào cũng giảm giá, mà họ sẽ xen lẫn việc bán rẻ những sản phẩm lỗi mốt, hết mùa với những món hàng mới giá cao.

Chi tiền phục vụ nhu cầu giải trí

Chi tiền phục vụ nhu cầu giải trí

Hầu hết chúng ta đều chỉ có thời gian rảnh vào cuối tuần, vì thế thường tụ tập bạn bè ăn uống, vui chơi,… vào những ngày này. Dù ngày thường ta có cố tiết kiệm đến đâu, một buổi đi chơi như vậy cũng đủ để ngốn một phần lớn tiền bạc. Thử nhẩm tính, cứ một tháng 4 lần như thế, chưa kể đi chơi ngày thường, số tiền dùng cho nhu cầu giải trí chẳng mấy chốc mà ngốn đến phân nửa tiền lương.

Hãy thử áp dụng lời khuyên của Kyle Taylor, một người từng không xu rỗng túi đổi đời thành triệu phú tự thân. Bí quyết để anh tiết kiệm hiệu quả là áp dụng nguyên tắc 50-30-20 – tức là chia tiền lương, thu nhập của ta thành 3 phần với tỷ lệ 50% – 30% – 20%.

Cụ thể, 50% số tiền được chuyển thẳng vào ngân hàng làm quỹ khẩn cấp hoặc tài khoản tiết kiệm dài hạn. 30% dành cho các nhu cầu cần thiết của bạn và 20 phần trăm dành cho giải trí. Như vậy, số tiền để phục vụ cho nhu cầu giải trí được cho là ít cần thiết nhất và ta nên tiết kiệm chúng càng nhiều càng tốt.

Nuông chiều bản thân

Nuông chiều bản thân

Sau khi trải qua một tuần làm việc căng thẳng và mệt mỏi, chúng ta thường muốn nghỉ ngơi và nuông chiều bản thân. Và tất nhiên, chi tiền là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả nhất mà người trẻ thường chọn.

Hãy nhớ rằng, làm việc là một hành trình dài và thực ra bản thân có thể kiên trì hơn thế nữa. Hãy nghiêm khắc từ bỏ thói quen nuông chiều bản thân quá mức. Có như thế ta mới có thể hi vọng về một cuối tháng “tiền rủng rỉnh trong túi” được. Nếu quá căng thẳng, ta có thể tiêu tiền để mua vui cho bản thân, nhưng hãy nhớ chi tiêu có kiểm soát và đừng “vung tay quá trán”.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *