“Cuộc đời trung nghĩa gần xa tỏ” – Đó là một câu trong bài thơ của Hoàng Trừng viết về ông ngoại là Nghĩa lɨệt vương Nguyễn Biểu với sự kiện “ăn cỗ đầu người” nổi tiếng.
Ngυyễn Biểυ (1350- 1413) quê làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) khoảng năm 1357 cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện tiền Thái sử (Ngự sử).
Nguyễn Biểu (1350- 1413)
Sứ thần ăn cỗ đầu người
Năm 1413, quân Minh vào Nghệ An, vua Trùng Quang Đế chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ, trước xin cầu phong thực hiện kế hoãn binh, sau giảng hòa. Tướng nhà Minh là Trương Phụ tiếp sứ thần nước ta rất ngạo mạn, trịch thượng. Một viên quan đứng hầu Phụ, hỏi sao yết kiến Trương Tổng binh mà không quỳ lạy? Ông quắc mắt: “Trương Tổng binh là bầy tôi của vua phương Bắc, ta là bầy tôi của vua phương Nam. Cùng là bầy tôi cả, cớ sao ta lại phải quỳ lạy?”.
Không tội ác nào mà quân Minh không dám làm
Không bắt bẻ vào đâu được, Trương Phụ đành sai bày ra một mâm cỗ chỉ có 1 đầυ người lυộc chíп, mời ông ăn để thử đảm lược ông thế nào. Ông ung dung ngồi vào bàn, nói rằng: “Mấy thuở người phương Nam được ăn ƫʜịƫ người phương Bắc!”, rồi lấy đũa khoét đôi mắt, chấm dấm mà nuốt. Ông vừa ăn, vừa rung đùi ngâm bài thơ ứng tác Cỗ đầυ người:
Ngọc thiện[1] trân tu [2] đã đủ mùi
Gia hào[3] thêm có cỗ đầυ người
Nem cuông chả phượng [4] còn thua béo
Thịt gụ[5] gan lân cũng kém tươi
Ca lối lộc minh so cũng một
Đọ bề vàng sắt bội hơn mười[6]
Kia kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời[7]
*** Chú Thích:
1 Thức ăn sang quý.
2 món nem quý
3 thức ăn ngon dùng nhắm rượu.
4 nem công (“cuông” là thổ âm Nghệ Tĩnh phát âm lệch chữ “công”).
5 con gấu (Thổ âm vùng Nghệ Tĩnh)
6 Ngυyễn Biểυ đã dùng điển tích trong bài Lộc minh của Kinh Thi. Đây là bài thơ đầu tiên ở phần Tiểu nhã; bài thơ này ca ngợi mối quan hệ gần gũi giữa vua và tôi. Tiểu nhã là nhạc dùng ở yến tiệc, phần nhiều do Chu Công Đán chế tác. Bài lộc minh có 3 chương, 24 câu. Ở nước ta, ngày yết bảng thi Hương, các ông Cử được ban mũ áo, hôm sau đãi yến, thường gọi là yến “Lộc minh”, là yến vua ban cho.. Yến cũng giống như cỗ thường, có thêm bánh bằng bột màu sặc sỡ, Cũng có khi cầu kỳ: trên mặt bát nấu bầy hình long, lân, quy, phụng cắt bằng giấy trang kim. Câu thơ có thể hiểu: Cỗ đầυ người so với lộc minh cũng chỉ như đọ với vàng sắt mà thôi, Cỗđầυ người này xem ra hơn cả “lộc minh” mười phần.
7 Phàn tráng sĩ là Phàn Khoái
Trong thơ, ông có ý ví mình như tráng sĩ Phàn Khoái, công thần khai quốc nhà Hán bên Tàu, từng hiên ngang bảo vệ Lưu Bang khỏi bị Hạng Vũ sát hại trong đại yến ở Hồng Môn. Trương Phụ nghe qua, phải kính phục, tha cho ông về.
Nġυyễn Bɨểυ với sự kiện “ăn cỗ đầυ người” nổi tiếng.
Lúc đó, một hàng tướng tên là Phan Liêu ton hót với Phụ rằng ông nói “Năng sảm nhân đầυ, năng sảm Phụ” (nuốt được cỗ đ.ầu ng.ười thì cũng có thể nuốƫ tươi được Phụ). Phụ cả giận, sai quân đuổi theo bắt lại. Đến nước này thì ông không kìm được cơn giận, mắng thẳng vào mặt Phụ: “Trong bụng thì toan tính việc cʜiếm nước người ta mà bề ngoài thì lại lớn tiếng là quân nhân nghĩa, trước nói lập con cháu họ Trần, bây giờ lại đặt quận huyện, không những cướp bóc của cải, lại còn giết hại nhân dân, mày thật là thằng giặc bạo ngược”.
Phụ muốn giết quách ông cho xong, buộc ông phải đối lại câu “Năng sảm nhân đầυ, năng sảm Phụ”, được thì cho về, không được thì chém. Ông khảng khái đối lại rằng: “Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần” (còn ba tấc lưỡi của ta thì nhà Trần vẫn còn!). Phụ đùng đùng nổi giận, nuốt lời, không tha mà sai cắt lưỡi ông, để “thử xem cắt lưỡi nó đi, nhà Trần có còn được nữa hay không?”.
Chưa hả giận, Phụ sai thuộc hạ đáпʜ cʜết ông. Cũng có tài liệu cho rằng Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thủy triều dâng lên dìm chếƫ. Tương truyền, trước khi ra đi, ông dùng móng tay vạçh vào thân cầu tám chữ: “Thất nguyệt, thập nhất nhật, Nguyễn Biểu ƫử” (Tháng 7, ngày 11, ông ra đi).
Quân Minh tìm cách ‘xử’ Biểu
Việc ông tuẫn tiết không những chép ở sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 12, tờ 37 và 38), mà còn được chép ở Nghĩa sĩ truyện của Hoàng Trừng, người sinh vào thế kỷ XVI và là cháu chắt bên ngoại của ông. Trong Nghĩa sĩ truyện có chép bài văn tế vua Trùng Quang khóc Ngυyễn Biểυ, có đoạn: “Sầu kia không lấp cạn dòng/ Thảm nọ dễ xây nên núi/ Lấy chi báo chưng hậu đức, rượu kim tương một lọ, vơi vơi mượn chuốc ba tuần/ Lấy chi ủy thửa phương hồn, văn dụ tế mấy câu, thăm thẳm ngõ thông chín suối”.
Từ “Vó câu ngàn dặm tuyết xông pha”
Ngày 2 tháng 10 năm Đinh Hợi (1/11/1407), Trần Ngỗi là con thứ của Trần Nghệ Tông phất cờ khởi nghĩa ở Mô Độ (Yên Mô, Ninh Bình), xưng là Giản Định Đế, đặt niên hiệu Hưng Khánh. Cuộc khởi nghĩa được đông đảo Nhân dân và tầng lớp quý tộc nhà Trần, Hồ ủng hộ nên nhanh chóng phát triển. Cuối năm 1407, các phủ Hóa Châu, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng.
Đền thờ của Ngυyễn Biểυ ở Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh
Nghĩa quân tiến ra Bắc, thế như chẻ tre, thắng trận to ở Bô Cô (Ninh Bình), dồn quân Minh vào thế bị động. Nhưng tiếc là sau đó nội bộ nghĩa quân bất đồng. Trần Ngỗi giết hai tướng trụ cột là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Cuộc khởi nghĩa suy yếu dần.
Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị là con của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân mang theo binh sĩ rời Giản Định Đế, về Nghệ An mở cuộc khởi nghĩa mới. Hai ông tìm cháu Trần Nghệ Tông là Trần Quý Khoáng dựng cờ khởi nghĩa.
Ngày 17 tháng 3 năm Kỷ Sửu (2/4/1409), Trần Quý Khoáng lên ngôi, là Trùng Quang Đế, niên hiệu Trùng Quang, đặt đại bản doanh ở Bình Hồ, Chi La, đối diện với Lam thành qua sông Lam khoảng 6km. Để chính danh và thống nhất lực lượng hai cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân cho người ra Bắc đánʜ úp bắt Trần Ngỗi về, tôn là Thái Thượng Hoàng.
Miếu thờ Nguyễn Biểu ở Hưng Nguyên (Nghệ An)
Như vậy, rất có thể, Nġυyễn Bɨểυ đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng ngay từ đầυ vì nó được khởi sự từ chính làng quê của ông.
Từ năm 1409 đến 1412 là giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa; nghĩa quân tiến ra cʜiếm cả HàmTử, Bình Than. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép là sau khi xưng đế, Trùng Quang đã cho sứ sang cầu phong nhà Minh, sứ bị giết. Đến năm 1411 lại cho sứ sang cầu, vua Trùng Quang được phong Giao Chỉ Bố chánh.
Cùng với các khởi nghĩa khác, nghĩa quân dồn ép quân Minh vào thế bị động, phải cho viện binh sang giải nguy. Nhưng, từ giữa năm 1412, khởi nghĩa suy yếu dần. Nghĩa quân phải rút vào Hóa Châu. Lúc này ông giữ chức Thị ngự sử, “tính rất cương trực nên được vua tin dùng”.
Trước tình thế khó khăn, tính kế hoãn binh giải nguy, năm 1413, lĩnh mệnh vua Trùng Quang, ông sang thành Nghệ An, dựa lời chiếu của Minh Thái tổ, cầu phong cùng Trương Phụ. Trước khi đi, vua Trùng Quang tặng ông bài thơ: Mấy vần thơ cũ ngợi hàng hoa/ Trịnh trọng rày nhân dắng khúc ca/ Chiếu phượng mười hàng ta cặn kẽ/ Vó câu ngàn dặm tuyết xông pha/ Tang bồng đã bấm lòng khi trẻ/ Khương quế thêm cay tính tuổi già/ Việc nước một mai công ngõ vẹn/ Gác Lân danh tiếng dọi lâu xa.
Ông họa lại: Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoa/ Ngóng tai đồng vọng thuở thi ca/ Đường mây vó ký lần lần trải/ Ải tuyết cờ mao thức thức pha/ Há một cung tên lồng chí trẻ/ Bội mười vàng sắt đúc gan già/ Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối/ Dịch lộ ba ngàn dám ngại xa.
Duy Phan – 10/10/2020
Bài viết có tham khảo
Nguyễn Biểu – “Cuộc đời trung nghĩa gần xa tỏ”
[Thông điệp từ lịch sử] Nguyễn Biểu – “Cuộc đời trung nghĩa gần xa tỏ”
Nguyễn Biểu – sứ thần ăn cỗ đầu người
Nguyễn Biểu
Nguyễn Biểu và câu chuyện ăn cỗ đầu người phương Bắc
Nguyễn Biểu – Sứ thần ăn cỗ đầu người?