Những điều ít người biết về Dinh Độc Lập ngày xưa: từng được đặt theo tên của Quốc Vương Camphuchia

Dinh Độc Lập còn tên gọi trước đây là dinh Norodom là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nó từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hình ảnh về Dinh Độc Lập luôn thú vị không chỉ của người dân Sài Gòn mà còn của khách du lịch thập phương.


Dinh Độc Lập Hồ Chí Minh

Khu dinh mới này được xây dựng theo bản phác thảo của kiến trúc sư Hermite trên một diện tích 12ha, kiến trúc rất đẹp, hài hòa với khung cảnh xung quanh. Mặt tiền của dinh dài 80m, vật liệu xây dựng đa số được đưa từ Pháp qua.


Hình ảnh xưa về Dinh Độc Lập

Tới năm 1873, công trình mới hoàn thành. Ban đầu, Dinh thự có tên là Norodom vì đặt theo tên của Quốc Vương Camphuchia lúc đó, con đường phía trước dinh cũng được đặt tên là Norodom. Trong quá trình tồn tại từ năm 1873 đến 1945, Dinh được sử dụng như là dinh thống đốc và sau đó là dinh toàn quyền.


Dinh Độc Lập thời Pháp thuộc

Năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp, tòa nhà trở thành nơi làm việc của Nhật, đến cuối tháng 9 năm 1945, nó trở lại chức năng là nơi làm việc của chính quyền Pháp khi Nhật thất bại trong thế chiến II. Sau năm 1954, khi Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống đã cho đổi thành Dinh Độc Lập


Toàn cảnh Dinh Độc Lập (Ảnh: Zing.vn)

Năm 1962, sau khi bị phá hủy khá lớn do một cuộc ném bom của đảng đối lập, Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng lại Dinh mới, một lần nữa, ngay trên khu đất cũ theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Trong quá trình xây dựng dinh mới, tổng thống đã chuyển sang Dinh Gia Long gần đó (nay là thư viện Tp Hồ Chí Minh) ở và làm việc.


Tổng thống Ngô Đình Diệm

Vào đầu tháng 11 năm 1963 sảy ra sự kiện đảo chính, tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát nên quá trình xây dựng phải dang dở một thời gian, mãi đến năm 1966 mới hoàn thành. Từ đó cho đến năm 1975 đây là nơi ở và làm việc của các đời tổng thống Nam Việt Nam, đồng thời cũng là biểu tượng quyền lực của chế độ này.


Hình ảnh kiến trúc độc đáo của Dinh Độc Lập

Khi thiết kế, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc, kết hợp hài hoà với nghệ thuật kiến trúc hiện đại.


Hình ảnh thảm cỏ trước Dinh Sài Gòn

Sân trước của dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102 m. Màu xanh thảm cỏ tạo ra cảm giác êm dịu, sảng khoái ngay khi bước qua cổng. Chạy dài suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, chùa cổ kính của Việt Nam.


Hình ảnh xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Ngày 30/4/1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc Lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30’ cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận – Ðại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam.


Hình ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập


Lá cờ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tung bay trên nóc Dinh Độc Lập

Ngày nay, Dinh Ðộc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố.

Duy Phan – 30/10/2020

Bài viết được tham khảo:
Hình ảnh Dinh Độc Lập – Một ký ức hào hùng của con người Việt Nam
Dinh Độc Lập xưa & nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *