Những điều kiêng kỵ sĩ tử không nên làm ngày thi cử

Người xưa có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bước vào kỳ thi cực kỳ quan trọng, các sĩ tử cần kiêng kị những gì và nên làm gì để gặp may mắn khi đi thi?
Thế hệ thí sinh từ trước đến nay vẫn luôn truyền miệng, truyền tai nhau nhiều điều kiêng kỵ trong những ngày thi cử, đặc biệt là trong những kỳ thi quan trọng như thi cấp 3, thi đại học. Dù chưa có bằng chứng nào chứng minh ăn chuối, xôi lạc, trứng vịt lộn, chè đỗ đen, thịt chó … trước khi thi thì trượt, nhưng có các sĩ tử vẫn kiêng các món đó với tâm lý “có kiêng có lành”!

Dưới đây là danh sách tổng hợp một số điều thí sinh cần kiêng kị khi đi thi mà các sĩ tử thường truyền tai nhau:

Kiêng ăn trứng vì trứng tròn như số 0
Kiêng ăn chuối vì sợ đi thi trượt vỏ chuối
Kiêng ăn chè đậu đen vì đậu đen có màu đen – đồng âm với từ “vận đen”
Không ăn lạc vì sợ lạc đề trong thi cử
Kiêng ăn mực vì có câu “đen như mực”
Kiêng thịt bò vì sợ vào phòng thi đầu óc sẽ ngu như bò
Kiêng ăn thịt chó vì sợ đen trong việc thi cử.
Kiêng ăn rau, quả bí vì sợ “bí” trong lúc làm bài thi.
Kiêng ăn chè đậu đen.
Kiêng kỵ ăn chuối vì sợ “trượt vỏ chuối”.
Kiêng kỵ số 13 khi đi thi vì sợ đen đủi.
Kiêng tắm trước và trong những ngày thi.
Kiêng kỵ cắt tóc vì sợ ảnh hưởng đến sự thông minh trong khi làm bài thi.
Kiêng mặc quần áo có màu sắc khắc với bản mệnh của mình.
Kiêng gội đầu vào những ngày đi thi vì sợ trôi mất chất xám.
Kiêng cắt móng chân, móng tay trước khi đi thi.
Kiêng đặt chân trái xuống đất khi thức dậy vào hôm thi cử.
Ngược lại với tục kiêng, người ta lại làm những việc thể hiện khát khao đạt được mong muốn đó:

Nên ăn xôi gấc, xôi đỗ, chè đậu đỏ trước khi thi.
Nên đến Văn Miếu sờ đầu rùa đội bia tiến sĩ cho may mắn.
Nên bước chân phải ra khỏi nhà vào hôm thi.
Nên đi hơn về kém trong ngày thi.
Nên nhờ người hợp mệnh đèo đi thi.
Quan niệm kiêng cữ đã ăn sâu vào đầu óc của nhiều thế hệ nên thí sinh đi thi mà không kiêng đủ tiêu chí trên hoặc gặp những trường hợp bị cho là xui rủi thì sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng, sợ hãi và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm bài thi.

Thực ra hiện tượng kiêng cữ trên hoàn toàn không có căn cứ thực tế. Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, các tục kiêng hay cố làm những việc để lấy may “không mang lại tác dụng gì”. Trong thực tế không có sự kiểm nghiệm đúng sai đến đâu. Do vậy có chuyện, mỗi vùng miền, địa phương lại đưa ra các tục kiêng cữ khác nhau.

Ông Sơn cũng cho rằng, chuyện kiêng kỵ thể hiện tâm lý chờ may rủi, nhưng thi cử hiện nay không có chuyện may rủi, mà phụ thuộc vào năng lực, kiến thức cộng với tâm lý tốt khi làm bài.

Do vậy, không thể có chuyện cứ ăn xôi đỗ là thi đỗ, ăn chuối là thi trượt. Cũng như vậy, không có chuyện thí sinh đến Văn Miếu sờ đầu rùa – nơi đặt bia tiến sĩ là đỗ đạt. Thậm chí, sờ đầu rùa không những không có tác dụng, mà còn xâm hại di tích.

“Nếu thí sinh có trót ăn trứng hay ăn đỗ đậu đen không nên lo lắng, quan trọng là kiến thức tốt, tâm lý bình tĩnh, thoải mái làm bài chứ không nên quan tâm đến chuyện kiên kỵ”, Tiến sĩ Sơn khuyên.

Thật ra, những món được liệt kê vào danh sách đen lại là những món có lợi cho cơ thể và trí óc trong những ngày căng thẳng. Và việc cắt tóc và tắm rửa là việc cần thiết trong mùa thi nắng nóng, tóc tai gọn gàng, cơ thể sạch sẽ sẽ khiến tinh thần đi thi của thí sinh tốt hơn. Nên nhớ, điều quyết định của kì thi chính là năng lực và quyết tâm của mỗi người chứ không phải là các vấn đề kiêng cữ.

https://sinhvienplus.  vn/nhung-dieu-kieng-ky-si-tu-khong-nen-lam-ngay-thi-cu/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *